| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM gắn với an ninh nguồn nước

Thứ Năm 30/07/2020 , 09:30 (GMT+7)

Nhiều vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước được đưa ra tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với chương trình xây dựng NTM”.

Tại Thái Nguyên, Hội nước sạch và Môi trường phối hợp với Văn phòng điều phối  NTM  tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với chương trình xây dựng NTM” với nhiều nội dung liên quan.

Theo báo cáo của Hội nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp, ban ngành địa phương, đến nay tỷ lệ người dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch đô thị đạt 73.600 hộ, có trên 93% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó trên 60% nguồn nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên công tác đảm bảo an ninh nguồn nước vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Kiều Hải.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Kiều Hải.

Trước thực trạng và một số thách thức về nguồn nước tại Thái Nguyên như phân bố không đều, mất cân bằng giữa nhu cầu dùng nước và khả năng dự trữ nước, việc khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý, nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt… do đó việc đảm bảo an ninh nguồn nước càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Đặc biệt tỉnh Thái Nguyên đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc độ cao nên nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng cao, trong khi trữ lượng nguồn nước thì có hạn và ngày càng cạn kiệt. Do đó, tỉnh Thái Nguyên xác định muốn xây dựng nông thôn mới bền vững trước hết phải có giải pháp đồng bộ về đảm bảo an ninh nguồn nước.  

Hiện nay, việc cấp nước cho cư dân thành thị của tỉnh tương đối đảm bảo, còn về cấp nước nông thôn đang tiến hành xây dựng NTM thì còn nhiều bất cập. Từ thực trạng đó, tại hội thảo các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước trước nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.