| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM sẽ sớm thành công

Thứ Hai 07/05/2012 , 10:56 (GMT+7)

PV NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Bé Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT Đồng Tháp, xung quanh vấn đề xây dựng NTM của tỉnh này.

PV NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Bé Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT Đồng Tháp, xung quanh vấn đề xây dựng NTM của tỉnh này.

Xin ông cho biết một số kết quả của Chương trình MTQG xây dựng NTM tại tỉnh Đồng Tháp?

Đến thời điểm này, Chương trình XD NTM tại Đồng Tháp đã đạt được một số kết quả sau: Đã xây dựng và củng cố hệ thống bộ máy quản lý, điều hành từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; 100% huyện, thị, thành đã có BCĐ cấp huyện; 100% số xã trên địa bàn tỉnh thành lập BCĐ và BQL cấp xã và 573 ấp trên 119 xã đã có Ban Phát triển ấp.

Công tác lập quy hoạch, đề án NTM: đến nay, đã phê duyệt quy hoạch chung NTM 45/119 xã, trong đó có 30 xã điểm, đạt tỷ lệ chung 37,82%; đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 9 xã và đề án NTM 15 xã.

Thưa ông, công tác tuyên truyền được xác định như thế nào trong triển khai thực hiện Chương trình?

Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình XD NTM được các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm sâu sắc. Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường trực UBMTTQ VN tỉnh đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền, vận động về XD NTM giữa các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, vận động, gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.

Về phía các Hội: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu Chiến binh các cấp đã ban hành kế hoạch phối hợp tuyên truyền bằng những hoạt động vận động thiết thực với đoàn thể công nhân, viên chức đến người dân. Riêng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh phát động phong trào, tham gia treo băng rôn với chủ đề “Tuổi trẻ Đồng Tháp chung tay xây dựng NTM”.

Kênh truyền thông ở địa phương không ngừng cải thiện về mặt nội dung, hình thức đăng tải chuyên mục NTM để phổ biến đến toàn thể nhân dân. Đài truyền thanh các huyện, thị, thành phố tiếp tục cập nhật, đưa tin về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình XD NTM.

In ấn và phổ biến tài liệu tuyên truyền NTM cho các Sở, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, tổng số 30.000 cuốn bao gồm: tài liệu cho cán bộ phục vụ công tác tuyên truyền 10.000 cuốn và tài liệu tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân 20.000 cuốn.

Đồng thời, các huyện, thị, thành thường xuyên tuyên truyền vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và vận động để người dân tham gia hiểu về NTM trong từng nội dung tiêu chí XD NTM đã được lồng ghép vào các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn.


Xây dựng đường GTNT ở Phú Cường (Tam Nông, Đồng Tháp)

Nguồn vốn để xây dựng Chương trình NTM đã được Đồng Tháp huy động như thế nào?

 Tỉnh đã huy động các nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình MTQG với tổng kinh phí là 148.144 triệu đồng để hỗ trợ các địa phương về giải quyết việc làm, giảm nghèo, cấp nước sạch, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã đóng góp vào công cuộc XD NTM như Cty Vĩnh Hoàn đã hỗ trợ thông qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giúp địa phương thực hiện công trình thắp sáng đường quê ở các xã điểm.

Các xã của huyện Châu Thành đã tập trung huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng giao thông nông thôn như: xây dựng 36 chiếc cầu và 36 tuyến đường với tổng chiều dài 60.592m, tổng kinh phí 7.619 triệu đồng, trong đó ngân sách huyện, xã hỗ trợ 1.963 triệu đồng (chiếm 25,7% tổng kinh phí đầu tư), các Mạnh Thường Quân và nhân dân đóng góp 5,6 tỷ đồng (chiếm 74,3% tổng kinh phí đầu tư) và 2.561 ngày công lao động; từ nguồn vốn huy động trong dân, đã nạo vét 2 tuyến kênh kết hợp đắp bờ bao, đắp đập với chiều dài 5 km; xây dựng ô bao bảo vệ cho vùng sản xuất hoa màu với diện tích 27 ha; tổng kinh phí 73,9 triệu đồng; trong đó xã hỗ trợ 10,7 triệu đồng, nhân dân đóng góp 63,2 triệu đồng.

Huy động tổng các nguồn lực từ nhân dân, các doanh nghiệp trong XD NTM khoảng 60 tỷ đồng từ việc hiến đất không bồi hoàn xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi, góp ngày công lao động, hỗ trợ xã thắp sáng đường quê.

Kế hoạch từ nay đến cuối năm 2012, Chương trình xây dựng NTM tỉnh Đồng Tháp sẽ hoàn thành những chỉ tiêu gì?

Chúng tôi tiếp tục tập trung tuyên truyền mục đích ý nghĩa, nội dung, XD NTM trong cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động có sự đồng thuận cao trong xã hội thực hiện chương trình XD NTM. Hoàn thành công tác lập quy hoạch và đề án XD NTM cho 100% số xã của tỉnh. Phấn đấu mỗi xã đạt thêm từ 2-3 tiêu chí NTM (xã đã đạt 10 tiêu chí trở lên, phấn đấu đạt thêm ít nhất 2 tiêu chí, xã đạt dưới 10 tiêu chí, phấn đấu đạt thêm ít nhất 3 tiêu chí).

Trong đó, phấn đấu sớm đạt các tiêu chí về quy hoạch, điện, bưu điện, tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh, trật tự và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Triển khai thực hiện mô hình thiết chế văn hóa xã tại 6 xã điểm. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 2.000 cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã về những nội dung cơ bản của Chương trình MTQG XD NTM.

Chi cục PTNT có vai trò như thế nào trong Chương trình xây dựng NTM của tỉnh từ khi bắt đầu khởi động đến nay?

Đối với Chương trình XD NTM, Chi cục PTNT giữ vai trò rất quan trọng, là trụ sở của Văn phòng Điều phối Chương trình, cơ quan tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG XD NTM tỉnh trong chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình.

Vì vậy, Chi cục PTNT là cơ quan đầu mối của Chương trình, thực thi mọi nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo tỉnh giao từ việc tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất cơ chế chính sách đến việc quản lý, tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện chương trình, chuẩn bị nội dung, chương trình hội nghị, hội thảo; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, bảo quản hồ sơ, tài liệu. Đồng thời, là cơ quan giữ vai trò cầu nối giữa các Sở, ngành, đoàn thể các cấp và các huyện, thị, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Với mục tiêu của chương trình là xây dựng xã có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. Tin rằng tỉnh Đồng Tháp sẽ hoàn thành sớm nhất chương trình XD NTM theo kế hoạch.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.