| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu ở Trí Nang

Thứ Sáu 24/04/2020 , 13:10 (GMT+7)

Hai bên đường nhà xây mọc lên san sát, ngập tràn sắc hoa, minh chứng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân nơi đây.

Một bản người Thái ở xã Trí Nang.

Một bản người Thái ở xã Trí Nang.

Những ngày này, có dịp về thăm xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hoá), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay rõ rệt trên các tuyến đường trục thôn, đường nội thôn, đường nội đồng đã bê tông rộng rãi, sạch sẽ. 

Trải qua 10 năm tiến hành Chương trình xây dựng NTM, trên địa bàn huyện Lang Chánh nói chung, xã Trí Nang nói riêng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Qua đó đã đạt được kết quả toàn diện, diện mạo nông thôn nhiều đổi mới, đời sống vật chất của người dân không ngừng nâng cao.

Có thể nói phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM đã được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ và tạo sức lan tỏa lớn. Công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên, sâu rộng, từ đó làm thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, được nhân dân hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức, đất đai để xây dựng NTM.

Tổng nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn xã là 19,942 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 13,411 tỉ đồng, huyện 905.000.000 triệu đồng, xã 1,126 tỉ đồng...

Ngoài ra còn vốn huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư bằng tiền mặt 500 triệu đồng, ngày công, hiến đất, tài sản trên đất,...

Hiện nay, xã đã có hội trường đa năng diện tích hơn 500m2 với 200 chỗ ngồi. Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã được xây dựng với tổng diện tích hơn 2.000m2.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, xã đã đẩy mạnh ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và cơ giới hóa các khâu sản xuất; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 34,61 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,03%.

Nhiều công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư xây mới, nâng cấp đáp ứng được nhu cầu sản xuất và nâng cao đời sống cho bà con nhân dân, chất lượng giáo dục, y tế, công tác khám chữa bệnh cho bà con nhân dân được nâng lên rõ rệt, đời sống văn hóa tinh thần của người dân có chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Các hoạt động văn hóa thể thao được duy trì phát triển, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, xã đã được công nhận hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM và có 5/5 thôn bản đạt chuẩn thôn bản NTM đạt 100%. Năm 2020, toàn xã phấn đấu giữ vững các tiêu chí, lựa chọn Bản Năng Cát và Bản Giàng Vìn để xây dựng thôn bản NTM kiểu mẫu.

Một cuộc họp triển khai công tác xây dựng NTM.

Một cuộc họp triển khai công tác xây dựng NTM.

Về Trí Nang bây giờ, người ta dễ dàng nhận thấy bộ mặt làng quê thay đổi chóng mặt chỉ sau vài năm. Đó là những cánh đồng cây trái bát ngát, những tuyến đường bê tông kiên cố trải khắp từ khu dân cư ra ruộng rẫy, là những bóng đèn đường soi sáng mỗi khi đêm về, là trường học, nhà văn hóa, trạm y tế khang trang…

Ông Hà Văn Tằm, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Thời gian tới, xã tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án để phát triển mạnh trồng rừng keo, chăn nuôi vịt bầu bản địa, gà đồi Lang Chánh…Chương trình NTM không chỉ tạo thay đổi về cơ sở hạ tầng, đường giao thông, mà nhận thức của nhân dân trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã có chuyển biến tích cực.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.