| Hotline: 0983.970.780

Xảy ra dịch diện rộng Chủ tịch huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm

Thứ Ba 25/06/2024 , 08:51 (GMT+7)

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nếu xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng.

Tổ chức tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh ở Bắc Giang. Ảnh: BK.

Tổ chức tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh ở Bắc Giang. Ảnh: BK.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích vừa ký Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Công điện của UBND tỉnh Bắc Giang nêu: Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 17.400 con.

44 xã của 13 tỉnh, thành phố đã có dịch lở mồm long móng, 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh dại, trên 60 xã của 9 tỉnh có dịch viêm da nổi cục.

Cùng với đó, đã có 7 tỉnh xảy ra cúm gia cầm A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm, đặc biệt đã có 1 người chết vì nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1 và 1 người nhiễm virus cúm gia cầm A/H9N2…

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận các ổ dịch dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Sơn Động, Tân Yên, Yên Dũng; ổ dịch bệnh Dại động vật tại huyện Lục Ngạn, Sơn Động.

Ngoài ra, tại các tỉnh giáp ranh với Bắc Giang như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh có dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp.

Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sức khỏe người dân và môi trường.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nếu xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng. Ảnh: BK.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nếu xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng. Ảnh: BK.

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu:

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật, trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp trên địa bàn tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch.

Phân công lực lượng chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch trong diện hẹp, không để phát sinh ổ dịch mới.

Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và cơ quan chuyên môn tổ chức thống kê tổng đàn vật nuôi, rà soát, tổ chức tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung vacxin phòng bệnh bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin, đặc biệt vacxin phòng các bệnh cúm gia cầm, dại, dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tai xanh…

Cũng theo Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND các cấp chỉ đạo quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao, đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh…

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Chủ động kinh phí từ nguồn ngân sách dự phòng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, đặc biệt bố trí kinh phí chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hoá chất sát trùng, vôi bột, vacxin… để chủ động ứng phó kịp thời bao vây dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp.

Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng của địa phương.

"Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý", Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nêu rõ. 

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.