| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ tiêm vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi rất thấp

Thứ Bảy 22/06/2024 , 16:03 (GMT+7)

Hiện nay, dù đã có vacxin dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vacxin tại các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn rất thấp.

Hiện, tỷ lệ tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi tại Quảng Ninh, Lạng Sơn là rất thấp. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện, tỷ lệ tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi tại Quảng Ninh, Lạng Sơn là rất thấp. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tại Quảng Ninh, từ ngày 14/5 - 21/6/2024, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 298 hộ/67 thôn, khu/25 xã, phường/7 huyện, thị xã, thành phố (Móng Cái, Đầm Hà, Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Uông Bí), tổng số lợn chết và tiêu hủy là 2.035 con (chiếm khoảng 1% tổng đàn), trọng lượng gần 100 tấn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, đơn vị đã hướng dẫn, phối hợp với địa phương chỉ đạo phòng chống dịch theo quy định.

Cử cán bộ kỹ thuật của Chi cục phụ trách địa bàn các huyện, thị xã, thành phố giám sát chặt chẽ, nắm bắt tình hình và hỗ trợ các địa phương, cấp phát 460 bộ test nhanh dịch tả lợn Châu Phi cho 5 địa phương (Quảng Yên, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ) để chẩn đoán phát hiện sớm bệnh dịch.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành quyết định công bố bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại các xã có dịch. Thực hiện công tác tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh theo đúng quy định. Khẩn trương xử lý ổ dịch ngay từ khi mới phát sinh, tiêu hủy toàn đàn lợn khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh.

Vừa qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát khống chế ổ dịch tả lợn Châu Phi qua Văn bản số 2080-CV/TU ngày 04/6/2024 về việc phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi lợn phải xác định công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, nhất là trong thời điểm thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.

Còn tại tỉnh Lạng Sơn, tính từ 25/4 - 20/6/2024, trên địa bàn đã phát sinh ổ bệnh tại 399 thôn của 94 xã/11 huyện và thành phố. Tổng số hộ có lợn bị bệnh và buộc phải tiêu hủy là 1.782 hộ, số lợn bị chết và buộc phải tiêu hủy là 5.800 con, tổng trọng lượng hơn 272 tấn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân chính làm dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan do một số địa phương cấp huyện, cấp xã nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Việc tổ chức công bố dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT còn chưa đồng bộ.

Chủ gia súc chưa thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y tối thiểu trong phòng, chống dịch bệnh các hộ chăn nuôi không thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, một số hộ chăn nuôi vẫn sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn.

Bên cạnh đó, chính quyền cơ sở chưa giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định. Việc tổ chức xử lý, tiêu hủy lợn bệnh gặp rất nhiều khó khăn do không có đủ lực lượng, thiếu kinh phí mua hóa chất, vôi bột, thuê phương tiện, không có đủ kinh phí cho người tham gia xử lý lợn bệnh.

Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Nam Hùng cho biết, với việc đã có vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi, việc tiêm phòng là một trong các biện pháp rất quan trọng mà người chăn nuôi cần thực hiện. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn trên địa bàn tỉnh mới chỉ đạt khoảng 0,01% tổng đàn.

Các hộ chăn nuôi tiến hành rắc vôi bột và phun hóa chất cho chuồng trại bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ở Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Các hộ chăn nuôi tiến hành rắc vôi bột và phun hóa chất cho chuồng trại bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ở Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Kết quả kiểm tra thực tế tại các địa phương Quảng Ninh và Lạng Sơn của đoàn công tác do Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) thành lập cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh lây lan diện rộng và nguy cơ tiếp tục diễn biến phức tạp.

Cụ thể, hầu hết người chăn nuôi chưa áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, sát trùng, tiêu độc và chăn nuôi an toàn sinh học. Ngoài ra, dù đã có vacxin dịch tả lợn Châu Phi và một số địa phương cũng như một số hộ chăn nuôi đã sử dụng, cho kết quả tốt, bảo vệ được đàn lợn, nhưng trên 99% các đàn lợn thịt thuộc Quảng Ninh và Lạng Sơn không được tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi. 

Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT tại Công văn số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 và Công văn số 2560/BNN-TY ngày 09/4/2024 về việc tập trung tổ chức tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Nhanh chóng kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y năm 2015, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 và Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023) để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

Tại Quảng Ninh, các xã, phường có dịch đã thành lập 22 chốt kiểm dịch động vật tạm thời, đặt biển báo, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ kiểm soát chặt chẽ lợn, sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch. Tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương về nguy cơ phát sinh dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Trước diễn biến dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát phức tạp và lan rộng tại nhiều địa phương là: Hòa Bình, Hải Phòng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Nam,… với số lượng tiêu hủy ở mức lớn, ngày 21/6/2024, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y đã ban hành một loạt văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, khống chế dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Xem thêm
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao tặng con giống cho người dân Hải Phòng

HẢI PHÒNG Chiều 27/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã thăm, chia sẻ, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do bão số 3 tại huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh, Hải Phòng.

Lào Cai tiếp nhận 500kg hạt giống rau khôi phục sản xuất, ổn định thị trường

Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam trực tiếp mang hạt giống rau, củ quả hỗ trợ nông dân huyện Bảo Thắng (Lào Cai).

Tập huấn vận hành drone phun thuốc BVTV: Bước tiến mới trong khảo nghiệm nông nghiệp

So với phương pháp phun thủ công, phun thuốc bằng drone giúp giảm tới hơn 90% lượng nước, tăng tốc độ phun 30 lần, trong khi vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trừ tương đương.

Bình luận mới nhất