| Hotline: 0983.970.780

Xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thế nào?

Thứ Bảy 28/03/2020 , 05:45 (GMT+7)

Xét nghiệm virus SARS-CoV-2 là một việc quan trọng nhằm phát hiện sớm, đúng bệnh Covid-19 để cách ly, điều trị, khoanh vùng không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Hệ thống xét nghiệm Real Time PCR tại Pasteur TP.HCM.

Hệ thống xét nghiệm Real Time PCR tại Pasteur TP.HCM.

Theo Bộ Y tế, bệnh Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người, với thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày.

Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính. Đến nay, bệnh Covid-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh.

Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tuyên bố tình hình hiện nay dịch Covid-19 được xem là đại dịch toàn cầu. 

Tính đến sáng ngày 24/3, dịch Covid-19 đã ghi nhận 378.557 số ca mắc tại hơn 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 16.495 người tử vong. Còn tại Việt Nam, ghi nhận hơn 123 ca mắc tại các tỉnh/ thành phố ở cả  miền Bắc, miền Trung, miền Nam với các trường hợp mắc xâm nhập từ nhiều quốc gia và lây truyền thứ phát trong nước.

Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 sẽ được chuyển đến các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế công nhận.

Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 sẽ được chuyển đến các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế công nhận.

23 phòng xét nghiệm được Bộ Y tế công nhận và cho phép xét nghiệm bệnh nhân mắc Covid-19: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Cần Thơ, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Yên Bái, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lào Cai, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh, BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, BV Chợ Rẫy, BV TW Thái Nguyên, BV TW Huế, BV Nhi Trung Ương, BVĐK Phú Thọ, BV Bạch Mai, BV Nhi đồng 1, Viện Y học dự phòng quân đội, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, BV Trung ương Quân đội 108.

Chính vì vậy, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 là một việc quan trọng nhằm phát hiện sớm và đúng bệnh Covid-19 để cách ly, điều trị và khoanh vùng không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Xét nghiệm virus SARS-CoV-2 được áp dụng với những người có triệu chứng viêm đường hô hấp (ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người); người có yếu tố dịch tễ (đi từ nước ngoài về, tiếp xúc với người nhiễm hoặc có nguy cơ...) sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn, sàng lọc, khám riêng và lấy mẫu phết họng, mũi xét nghiệm, tránh tuyệt đối lây nhiễm cho các đối tượng khác.

Nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc người khác chăm sóc trực tiếp cho trường hợp nhiễm Covid-19 hoặc nhân viên phòng thí nghiệm xử lý mẫu bệnh phẩm SARS-CoV-2 cũng cần được thực hiện xét nghiệm để xác định có bị lây nhiễm chéo hay không.

Để xác định một người có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không cần phải tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của virus SARS-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp, đây là xét nghiệm giải trình tự gene; hoặc áp dụng kỹ thuật xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp máu; hoặc kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch học (ELISA…).

BS Nguyễn Thanh Trường, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, việc thực hiện xét nghiệm là để phát hiện sớm các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng.

Và việc chỉ định xét nghiệm cũng sẽ thay đổi theo từng thời điểm, diễn biến của dịch bệnh.

Nếu kết quả dương tính thì có thể khẳng định bệnh nhân nhiễm bệnh, cách ly tại bệnh viện điều trị, tránh sự lây lan ra cộng rộng và những người tiếp xúc gần (F1, F2, F3) đều được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.

Người đang trong thời gian cách ly 14 ngày theo yêu cầu của nhà chức trách nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ sẽ tiếp tục được làm xét nghiệm kiểm tra, nếu kết quả âm tính vẫn thực hiện cách ly hết thời gian quy định của Bộ Y tế.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), việc xét nghiệm Covid-19 hiện nay thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ tại bệnh viện, tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao, có các yếu tố dịch tễ, triệu chứng bệnh.

“Những đối tượng chưa phải xét nghiệm thì nên hạn chế tiếp xúc đám đông, hạn chế đi lại, đeo khẩu trang đúng, mang kiếng che mặt khi phải đi ra ngoài.

Nếu từ vùng dịch phải cách ly tuyệt đối tại nhà. Nếu bị bệnh đường hô hấp phải mang khẩu trang và không ra ngoài khi không cần thiết, không tiếp xúc người khác.

Trong thời điểm này, chúng ta chỉ có thể làm chậm nguồn lây lan, đây là biện pháp quan trọng nhất trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi chưa có vacxin và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu”, bác sĩ Khanh nói.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm Covid-19, các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, theo khuyến cáo của WHO/USCDC và đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học. 

Người được thực hiện xét nghiệm sẽ theo chỉ định của bác sĩ và chi phí thực hiện xét nghiệm sẽ do kinh phí phòng chống dịch Covid-19 chi trả. 

(Kiến thức gia đình số 13)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất