| Hotline: 0983.970.780

Xông đất Nhâm Dần xem tranh hổ cùng họa sĩ Lê Trí Dũng

Thứ Ba 01/02/2022 , 06:41 (GMT+7)

Xông đất Nhâm Dần được ngắm 22 bức tranh hổ của họa sĩ Lê Trí Dũng vào sáng mùng một Tết càng thấy phấn chấn với cái uy ‘chúa sơn lâm’ trong năm mới.

Họa sĩ Lê Trí Dũng 'ngũ thập niên tiền, nhị thập tam'.

Họa sĩ Lê Trí Dũng "ngũ thập niên tiền, nhị thập tam".

Xông đất Nhâm Dần với họa sĩ Lê Trí Dũng là một điềm may thú vị, bởi ông nổi tiếng với những tác phẩm vẽ 12 con giáp. Xông đất Nhâm Dần với họa sĩ Lê Trí Dũng tuổi 73 mà vẫn đầy nhiệt huyết, lại thấy sức xuân trong tâm hồn mỗi người không hề e ngại thời gian khắc nghiệt.

Xông đất Nhâm Dần với họa sĩ Lê Trí Dũng bỗng có cảm giác được lạc với thế giới những con hổ đầy màu sắc.

Ngũ hổ giữa nhân gian.

Ngũ hổ giữa nhân gian.

Họa sĩ Lê Trí Dũng sinh năm 1949 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Thân phụ của ông là họa sĩ Lê Quốc Lộc khá lừng lẫy ở thể loại sơn mài. Họa sĩ Lê Trí Dũng từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Năm 1977, ông xuất ngũ, vừa dạy học vừa sáng tác đến hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu mỏi mệt.

Hổ vào lễ hội mùa xuân.

Hổ vào lễ hội mùa xuân.

Họa sĩ Lê Trí Dũng tiết lộ: “Đón xuân Nhâm Dần 2022, tôi vẽ được 22 con hổ và rất tình cờ đã bán gần hết! Số lượng ít hơn hẳn xuân Canh Dần 2012. Năm đó tôi đã làm hẳn một triển lãm 60 chú hổ tại “Ngôi nhà Việt Nam” ở 12 Văn Miếu – Hà Nội, để kỷ niệm tuổi 60 của mình”.

Số lượng có thể giảm nhưng chất lượng lại tăng, đó là điều mà công chúng mỹ thuật nhận ra trong loạt tranh hổ của họa sĩ Lê Trí Dũng đón xuân Nhâm Dần. Đối với giới sưu tầm, tranh ngựa của họa sĩ Lê Trí Dũng rất “đỉnh”, còn tranh hổ của họa sĩ Lê Trí Dũng cũng có nét đặc sắc riêng.  

Hổ vằn canh chừng phường gian ác lộng hành.

Hổ vằn canh chừng phường gian ác lộng hành.

Họa sĩ Lê Trí Dũng chia sẻ: “Nói đúng ra, tôi là người vẽ 12 con giáp chứ không đơn thuần chỉ vẽ tranh ngựa. Thực sự, con ngựa là con tôi thích vẽ nhất! Rồi đến con gà, thứ ba là con hổ. Con vật nào biến hoá được nhiều nhất về tạo hình, cộng với ý nghĩa “tâm linh” nhiều hơn thì con vật đó dễ vẽ hơn”.

Tranh hổ bừng sắc đỏ đón Tết.

Tranh hổ bừng sắc đỏ đón Tết.

Vì sao tranh hổ xếp thứ 3, sau tranh ngựa và tranh gà của họa sĩ Lê Trí Dũng? Theo phân tích của họa sĩ Lê Trí Dũng thì ngẫu nhiên ý niệm “mã đáo thành công” khiến con ngựa trở thành con vật được người Việt Nam yêu quý nhất và mua nhiều tranh nhất. Rồi đến “chú gà nhặt thóc vàng” cũng được ưa chuộng.

Còn con hổ đứng thứ ba, vì nó tuy là thú dữ rừng hoang nhưng nó trong bộ ngũ linh “long ly quy phụng hổ”. Con hổ được tôn thần và trấn giữ an ninh mỗi nhà! Nó biểu tượng cho sức mạnh trừ tà và sự trừng phạt gian ác!

Hổ xanh và đào hồng.

Hổ xanh và đào hồng.

Lấy không khí xuân Nhâm Dần, họa sĩ Lê Trí Dũng vẽ tranh hổ với nhiều chất liệu khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Họa sĩ Lê Trí Dũng cho rằng, ông cha ta đã miêu tả con hổ rất đẹp trong dòng tranh Hàng Trống, nên thế hệ bây giờ phải học tập và sáng tạo mới mong có được những tác phẩm tranh hổ ấn tượng.

Tiếng gầm năm Nhâm Dần của chúa sơn lâm.

Tiếng gầm năm Nhâm Dần của chúa sơn lâm.

Vẽ hổ khó nhất là gì? Họa sĩ Lê Trí Dũng nhấn mạnh: “Theo thiển ý tôi, vẽ hổ cần nhất cái uy. Cái uy hổ không phải chỉ trong dáng gầm thét, há mõm, nhe nanh múa vuốt... mà tự cái dáng ngồi và đôi mắt. Vẽ hổ, mà để người thấy gần gũi, thân thiện, vẫn làm bạn được với người, thì không dễ chút nào”.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm