| Hotline: 0983.970.780

Xót xa đời hiệp sĩ - Những cảnh nghèo 'ghép' lại với nhau

Thứ Ba 15/05/2018 , 08:30 (GMT+7)

Đêm 13/5, nhóm hiệp sĩ do anh Trần Văn Hoàng làm trưởng nhóm trong khi vây bắt bọn trộm xe SH thì bị chúng phản đòn, quay lại đâm 2 anh thiệt mạng, 3 anh trọng thương. Vụ việc khiến dư luận bàng hoàng, xót xa.

Bắt 500 vụ cướp

Đến trưa 14/5, hiệp sĩ Trần Văn Hoàng (SN 1971, ngụ quận Tân Bình, TPHCM), trưởng nhóm hiệp sĩ Tân Bình đã qua cơn nguy kịch, mặc dù vẫn phải nằm trong phòng cách ly, BV Nhân Dân 115, quận 10. Còn 2 hiệp sĩ Đinh Phú Quý, ở huyện Củ Chi và Nguyễn Đức Huy, ở quận Tân Phú (cả 2 đều 22 tuổi), được cấp cứu tại BV Thống Nhất, quận Tân Bình cũng đã được các bác sĩ phẫu thuật, cứu sống.

17-37-36_nh_1
Anh Nguyễn Văn Hoàng (cạo đầu), ngồi sát bên phải anh Hoàng là Nguyễn Hoàng Nam (áo thun đen), kế bên là anh Nguyễn Văn Thôi (áo xe ôm Uber)

Trước đó, tối 13/5, nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình, gồm Trần Văn Hoàng (trưởng nhóm), Đinh Phú Quý, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Văn Thôi (SN 1976, quê Bình Định, tạm trú phường 13, quận Tân Bình), Nguyễn Hoàng Nam (SN 1989, ngụ quận Gò Vấp) và Lê Văn Tuyên (24 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa, tạm trú quận 1) bám theo nhóm 4 đối tượng có dấu hiệu đang đi tìm “con mồi” để trộm cướp.

Khi đến trước nhà số 348C Cách mạng Tháng Tám, P.10, Q.3, thấy chiếc xe SH dựng trước cửa hàng, không có người trông, chúng bước xuống bẻ khoá. Ngay sau khi chúng định tẩu thoát thì các anh lao đến khống chế. Phát hiện các hiệp sĩ, chúng trộm bỏ chạy, nhưng do bị vây hãm, chúng liều mạng rút dao đâm chém loạn xạ.

Một anh cho biết, lúc đó Tuyến là người đầu tiên bị chúng đâm nhưng anh né được. Lúc này anh Nam chặn đầu xe tên cầm tài thì bị tên ngồi sau rút dao lê (lưỡi lê) đâm khiến anh Nam gục xuống. Tất cả các hiệp sĩ xông vào thì lần lượt bị bọn tội phạm đâm liên tiếp.

17-37-36_nh_2
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đến bệnh viện thăm các hiệp sĩ

Sau khi dùng hung khí chống trả, đâm các anh, các đối tượng gây án lợi dụng hỗn loạn, người dân chưa hiểu chuyện gì xảy ra nên tăng ga bỏ chạy. Các hiệp sĩ được người dân đưa vào 2 bệnh viện cấp cứu nhưng vết thương quá nặng, anh Nam tử vong sau đó 30 phút.

“Đội hiệp sĩ quận Tân Bình lúc đầu chỉ có anh Hoàng “đơn thân độc mã” bắt cướp. Sau đó, một số thanh niên sống trong khu vực nhận thấy việc làm của anh Hoàng giúp ích cho xã hội, góp phần bảo vệ an ninh trật tự nên tham gia với tinh thần tự nguyện, không vụ lợi. Dần dần, nhóm tăng lên hơn chục thành viên và hiện nay còn 10 thành viên”, anh Hoàng Văn Kiên, thành viên cho biết.
 

Những mảnh đời nghèo ghép lại

Anh Kiên cho biết, các anh đều là lao động tự do, bản thân anh Kiên làm nghề nấu ăn cho nhà hàng. Cứ mỗi tối sau khi làm về nhà, cả nhóm tập hợp lại rảo quanh các tuyến đường để phát hiện, bắt giữ bọn trộm cướp.

Trường hợp anh Hoàng với nghề chính chạy xe ôm, vợ anh Hoàng bán mũ. Cả 2 vợ chồng đều ở nhà trọ tại phường 13, quận Tân Bình. Còn anh Thôi trước đi rửa xe, thu nhập không ổn định nên chuyển sang chạy xe ôm Uber, anh Thôi đã có vợ và con trai 7 tuổi, nhưng 2 vợ chồng đã ly dị 6 năm trước.

17-37-36_nh_4
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cùng đồng đội từ tỉnh Bình Dương vào bệnh viện để hỏi thăm, hỗ trợ tiền cho người thân các hiệp sĩ quận Tân Bình
Theo Công an Q.3, một nghi can trong nhóm cướp xe SH và chém nhóm hiệp sĩ đêm 13/5 đã bị bắt để điều tra. Các đối tượng này đều có tiền án tiền sự, hiện cơ quan công an đang tiến hành truy bắt.

Nhận lại chiếc máy điện thoại còn dính máu của con trai, mẹ hiệp sĩ tử vong Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi) thẫn thờ cho biết, từ tối qua đến giờ bà đã khóc cạn khô nước mắt.

"Tối qua, thằng bé nói hẹn bạn đi uống cà phê, nghe vậy, tôi biết nó đi đâu, làm gì rồi, nên rất thấp thỏm, nhưng không dám cản, vì tôi biết tính nó. Đến khuya thì nhận tin báo từ công an, tôi chết lặng. Nó chuẩn bị cưới vợ”, bà nói.

“Trước kia nhà anh Nam ở quận Gò Vấp, sau đó gia đình bán nhà rồi về Đồng Nai sinh sống. Anh Nam ở lại TP làm nghề lái thuê xe tải và trọ tại hẻm 1074 Lê Đức Thọ.

Anh Nam sắp sửa lấy vợ, nhưng không ngờ lại xảy ra chuyện đau lòng này”, anh Kiên, thành viên của nhóm nói.

17-37-36_nh_5
Ánh mắt thẫn thờ của mẹ hiệp sĩ Nam

Chị Trương Thị Loan, 46 tuổi, chị dâu của hiệp sĩ Thôi, cho biết ở quê nhà Bình Định, anh ruột đang trên đường mang hộ khẩu vào để đưa xác Thôi về an táng. Nhận được tin Thôi tử nạn, chị Loan rụng rời tay chân. “Tôi biết em tôi làm nghề này từ lâu, mỗi lúc nghĩ đến là lại lo có ngày xảy ra chuyện chẳng lành. Ai ngờ, cái ngày này nó đến sớm thế", chị đau buồn.

Thôi rời quê vào Sài Gòn từ năm 16 tuổi, ở chung với chị. Thôi hoạt bát, vui vẻ, chịu khó. Do ở quê khó khăn, nên Thôi làm đủ thứ việc. Từ phụ hồ, bốc vác, xe ôm…Ngày nào cũng vậy, về đến phòng trọ là mệt rã người, nhưng khi các anh trong đội hiệp sĩ gọi cái là nó vùng dậy xách xe đi ngay. Cũng một phần vì kinh tế khó khăn mà vợ chồng Thôi lục đục hoài, rồi cuối cùng chia tay nhau.

Khi nhắc đến Thôi, anh Vũ Văn Việt sống cạnh phòng trọ với anh Thôi trong một con hẻm trên đường Đồng Xoài (phường 13, quận Tân Bình), cho biết: “Thôi sống rất hòa đồng. Chưa bao giờ to tiếng với ai. Cứ mỗi tối nó đem xe ra đường, tụi tui hỏi nó chỉ nói ngắn gọn: đi bắt cướp. Thỉnh thoảng nó cũng đưa con trai về nhà trọ chơi”.

17-37-36_nh_6
Vợ và con trai hiệp sĩ Thôi

Trong ngày, khi nghe tin các đồng nghiệp gặp nạn, hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cùng các đồng đội ở tỉnh Bình Dương, hiệp sĩ Nguyễn Trường Giang (huyện Củ Chi) đã tới bệnh viện thăm hỏi, động viên và trao tặng tiền hỗ trợ cho thân nhân của 5 hiệp sĩ gặp nạn. Ngoài ra, Công an các quận Tân Bình, Tân Phú, quận 3, quận 10… cũng hỗ trợ các nạn nhân.

Sáng 14/5, gia đình hiệp sĩ Nam đã đến đưa thi thể anh về Đồng Nai an táng, gia đình hiệp sĩ Thôi cũng vừa từ Bình Định vào đến nơi, làm thủ tục con về lo hậu sự.

Thời gian qua, nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm vụ trộm cắp, cướp giật tài sản. Riêng nhóm trưởng Trần Văn Hoàng bắt trên 500 vụ, nhiều lần được Công an TPHCM trao tặng danh hiệu “Gương sáng phố phường” cùng hàng trăm gương khác trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.



Lời kể của vợ đội trưởng nhóm Hiệp sĩ Tân Bình bị cướp đâm lòi ruột. video: Nguyễn Thủy

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai dự án chống ngập TP.HCM về đích

Ngày 27/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, UBND thành phố Thủ Đức tổ chức khánh thành 2 dự án chống ngập sau nhiều năm chật vật thi công.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm