Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 25/1/2025 2:29 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Xuất sắc thương hiệu gà đồi Đông Yên

Thứ Ba 24/11/2020 , 06:45 (GMT+7)

Thương hiệu gà đồi Đông Yên (huyện Quốc Oai, Hà Nội) được biết đến với những ưu điểm nổi bật như thịt chắc, thơm và có vị ngọt đặc trưng.

Thương hiệu gà đồi Đông Yên của HTX Chăn nuôi Yên Hòa Phú.

Thương hiệu gà đồi Đông Yên của HTX Chăn nuôi Yên Hòa Phú.

Nghề nuôi gà đồi đã tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới cho địa phương này.

Xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là một xã thuần nông, người dân nơi đây có thu nhập thấp. Do đa số diện tích trồng lúa thuộc vùng chiêm trũng, năng xuất bấp bênh, chi phí sản xuất lớn nên từ năm 2005 nhiều hộ gia đình đã tận dụng diện tích đồi gò để chăn nuôi gia cầm.

Năm 2016, Hợp tác xã Chăn nuôi Yên Hòa Phú (HTX) được thành lập với 53 thành viên. Hoạt động chính của HTX là chăn nuôi gà thịt, gà đẻ thương phẩm với quy mô thường xuyên 30.000 con gà H’Mông; 20.000 con gà Mía lai Ri và khoảng 1.500.000 con gà đẻ trứng.

Năm 2019, HTX được Sở NN-PTNT Hà Nội lựa chọn là một trong những đối tượng chính tham gia Dự án Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội với mục tiêu chính là hoàn thiện mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm “Gà đồi Đông Yên” đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc. Qua đó, nghề chăn nuôi gia cầm ở địa phương đã được quy hoạch, mở rộng, nâng cao về nhận thức, khoa học kỹ thuật, sản lượng, chất lượng, ngày càng tốt hơn.

Trao đổi với Báo NNVN, ông Lê Đình Bình, Giám đốc HTX Chăn nuôi Yên Hòa Phú, cho biết thương hiệu gà đồi Đông Yên nổi bật trên thị trường với nhiều ưu điểm về sản phẩm như thịt chắc, thơm và có vị ngọt đặc trưng. Đặc biệt người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.

Cũng theo ông Bình, sau khi thực hiện mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp gà đồi Đông Yên giai đoạn 2016 – 2020, người nông dân đã được nâng cao nhận thức về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, qua đó từng bước tăng sản lượng và giá trị sản phẩm gà đồi Đông Yên.

“Ngoài ra dự án đã giúp HTX kết nối với các doanh nghiệp có uy tín chuyên về cung ứng, tiêu thụ, thực phẩm an toàn. Người nông dân còn được tham gia các hội chợ, trưng bày sản phẩm; Định hướng hoạt động mua chung, bán chung, nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động với các tổ chức, vùng chăn nuôi có thương hiệu, uy tín.

Hàng tháng HTX cung ứng cho thị trường 30 triệu quả trứng gà thương phẩm, 190 tấn gà đẻ loại, 5 tấn gà đen H’Mông và 3 tấn gà Mía lai ri”, ông Lê Đình Bình chia sẻ.

Trong thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng về lao động, môi trường để mở rộng hợp tác và hoàn chỉnh chuỗi liên kết ổn định; Tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo hướng sinh học và hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ uy tín thương hiệu, nhãn hiệu gà đồi Đông Yên; Phấn đấu sản lượng trứng, gà thương phẩm tăng trưởng bình quân đạt 10%/ năm. Trong đó lượng trứng được sơ chế bao gói chiểm 50%, sản lượng gà được sơ chế hút chân không chiếm 20 - 40%.

Ông Lê Đình Bình (phải) kí lết hợp tác thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Ông Lê Đình Bình (phải) kí lết hợp tác thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Theo đại diện của ngành nông nghiệp Hà Nội, tuy là Thủ đô nhưng Hà Nội lại có quy mô để phát triển nông nghiệp rất lớn. Ngành chăn nuôi Hà Nội được đánh giá trong top đầu, đặc biệt Thủ đô có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả nước.

“Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có vacxin điều trị thì thành phố Hà Nội luôn coi nông nghiệp là trụ đỡ cho vấn đề an sinh xã hội. Nhà nước luôn đánh giá cao chất lượng cũng như hiệu quả của ngành nông nghiệp Hà Nội. Thông qua dự án xây dựng các mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, mong muốn lớn nhất của chúng tôi là kết nối người nông dân với các doanh nghiệp”, vị này cho hay.

Dự án tập trung vào 4 mục tiêu chính: Thứ nhất là thay đổi thói quen và cách làm của người nông dân từ làm tự do theo nhu cầu của thị trường. Thứ hai là hướng dẫn những tiêu chuẩn, quy trình chăn nuôi tới người nông dân. Thứ ba là tuyên truyền những sản phẩm sạch, chất lượng cao. Thứ tư là thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống truy xuất động cung cấp chi tiết thông tin lịch sử của các sản phẩm nông nghiệp.

Xem thêm
Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn Việt Nam

Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Lào và Campuchia.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.