| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái sẽ dành 10.000 tấn măng bát độ để phục vụ xuất khẩu

Thứ Hai 15/01/2024 , 11:52 (GMT+7)

Công ty TNHH Yamazaki (Nhật Bản) sẽ mở rộng sản xuất và tập trung vào sản phẩm măng Bát Độ khô xuất khẩu. Vì vậy cần thu mua 10.000 tấn nguyên liệu trong năm 2024.

Tỉnh Yên Bái đã họp bàn với Công ty TNHH Yamazaki (Nhật Bản) về việc đầu tư mở rộng nhà máy chế biến măng xuất khẩu. Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam, thuộc tập đoàn YAMAZAKI BAKING CO (chuyên sản xuất và cung cấp các loại bánh mì, bánh ngọt Âu - Nhật, thức ăn chế biến sẵn và sở hữu nhiều cửa hàng Bakery và nhiều nhà máy sản xuất tại Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Thái Lan, Malaysia...).

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước trao đổi với đại diện Công ty TNHH Yamazaki.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước trao đổi với đại diện Công ty TNHH Yamazaki.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã giới thiệu với doanh nghiệp về tình hình phát triển cây tre măng Bát Độ tại tỉnh Yên Bái.

Đến nay, tổng diện tích cây tre măng Bát Độ của tỉnh gần 5.900ha, tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên (hơn 4.200ha, chiếm 71,6%). Ngoài ra, tre Bát Độ còn trồng rải rác ở một số huyện như Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình và Văn Chấn. Diện tích tre Bát Độ đang cho thu hoạch măng ổn định khoảng 4.000ha, sản lượng thu hoạch bình quân đạt hơn 40.000 tấn/năm. 

Để đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm mời gọi, thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng nhà máy thu mua, chế biến các sản phẩm từ măng tre Bát Độ. Hiện nay, có 2 công ty là Công ty Cổ phần Yên Thành và Công ty TNHH Vạn Đạt đã thực hiện liên kết thu mua măng cho nông dân thông qua các HTX. Ngoài ra, nhiều tư thương ở các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc Kạn thường xuyên đến thu mua măng củ, măng luộc, măng tươi để sơ chế măng khô. 

Riêng công ty Yamazaki đã xây dựng nhà máy chế biến măng xuất khẩu tại huyện Trấn Yên. Các doanh nghiệp, HTX khác mới chỉ hình thành các điểm thu mua, sơ chế. Tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn còn diễn ra, dẫn đến giá thành chưa ổn định, chất lượng không đảm bảo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thăm khu thu mua và chế biến măng của công ty Yamazaki (xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên).

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thăm khu thu mua và chế biến măng của công ty Yamazaki (xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên).

Những năm qua, tỉnh Yên Bái cũng đã có nhiều chính sách giúp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong trồng, sản xuất và chế biến các sản phẩm măng Bát Độ, từng bước mở rộng diện tích, tăng năng suất giúp người dân vùng nguyên liệu xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Mỗi năm toàn tỉnh trồng mới từ 300 - 500ha tre măng Bát Độ.

Ông Yamazaki kanji - chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty TNHH Yamazaki, Nhật Bản cho biết: Dự án xây dựng nhà máy chế biến măng Yamazaki Việt Nam tại Cụm công nghiệp Hưng Khánh (huyện Trấn Yên) được triển khai từ năm 2020 và hiện nay dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đầu tư. Trong năm 2023, Công ty đã thu mua 4.000 tấn nguyên liệu, chế biến xuất khẩu 500 tấn măng muối lên men và 150 tấn măng khô từ nguyên liệu măng Bát Độ, tổng doanh thu đạt 23 tỷ đồng. Hiện Công ty tạo việc làm thường xuyên cho hơn 60 lao động tại địa phương.

Trong năm 2024 Công ty Yamazaki sẽ mở rộng quay mô sản xuất, nhu cầu thu mua 10.000 tấn nguyên liệu mang tre Bát Độ.

Trong năm 2024 Công ty Yamazaki sẽ mở rộng quay mô sản xuất, nhu cầu thu mua 10.000 tấn nguyên liệu mang tre Bát Độ.

Công ty mong muốn trong năm 2024 sẽ sản xuất thêm 1 sản phẩm măng Bát Độ khô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng cơ sở sản xuất, vì vậy Công ty cần thu mua 10.000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, công ty có nhu cầu tuyển lao động sang Nhật Bản lao động và học việc.

Trước đề xuất của Công ty Yamazaki, tỉnh Yên Bái rất vui mừng và ủng hộ doanh nghiệp đến đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là chế biến các sản phẩm từ măng tre Bát Độ để xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Việc khoảng 1/4 sản lượng măng Bát Độ của toàn tỉnh được công ty thu mua, chế biến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế, hình thành chuỗi liên kết sản xuất chặt chẽ. Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai mở rộng dự án. Đồng thời, yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, và huyện Trấn Yên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

Tỉnh Yên Bái đang tiếp tục hỗ trợ và vận động người dân mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tre Bát Độ.

Tỉnh Yên Bái đang tiếp tục hỗ trợ và vận động người dân mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tre Bát Độ.

Chú trọng hỗ trợ người dân trong việc áp dụng KHKT nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu của các dự án chế biến. Tỉnh Yên Bái sẽ chỉ đạo các địa phương rà soát quỹ đất trồng cây lâm nghiệp kém hiểu quả, khuyến khích, hỗ trợ người dân mở rộng diện tích tre Bát Độ. 

Qua việc thực hiện dự án chế biến măng Bát Độ xuất khẩu, tỉnh Yên Bái mong muốn nhà đầu tư là cầu nối cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Yên Bái, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho địa phương trong công tác đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.