| Hotline: 0983.970.780

Đặc sản ốc sên

Thứ Tư 06/11/2013 , 09:48 (GMT+7)

Theo Hãng tin AFP, ốc sên là món đặc sản được ưa thích ở thị trường Pháp, Tây Ban Nha và Italia.

Dù nhiều nước châu Á, đặc biệt là những nước nông nghiệp xem ốc sên là loài động vật có hại đối với các loại cây trồng, nhưng theo Hãng tin AFP, đây lại là món đặc sản được ưa thích ở thị trường Pháp, Tây Ban Nha và Italia.

>> Rợn người trang trại đỉa
>> Trang trại gián của Trung Quốc

Ốc sên là món ăn sạch, chất đạm rất cao, không có cholestrol, nhiều chất khoáng và không có chất độc nên đã thành món ngon trên bàn tiệc ở nhiều quốc gia và có hơn 200 món ăn chế biến từ ốc sên. Đây là những món ăn nổi tiếng, chỉ dành cho những người sành ăn và điều kiện, nhất là món ốc sên bơ tỏi nổi tiếng của Pháp.

Do có nền khí hậu phù hợp và không muốn bỏ qua món hời độc đáo này, các nông dân Ba Lan đã nhanh chóng tìm hiểu, phát triển những trang trại để nuôi loài nhuyễn thể này và đến nay đã trở thành nước xuất khẩu ốc sên nhiều nhất châu Âu.

Ốc sên ở khắp nơi

Giờ đây, khi đến miền bắc Ba Lan - nơi mà số lượng trang trại ốc sên ngày càng tăng mạnh - nếu không chú ý, chúng ta có thể dễ dàng vô tình dẫm lên những con vật chậm chạp này đang nằm nghỉ ngơi dưới mặt đất.

Mariola Pilat, một chủ trại nuôi sên trong làng Krasin, nói: “Chúng tôi phải phong tỏa tất cả các khu vực nuôi để không cho ốc sên bò ra ngoài vì chúng rất nhạy với những chỗ có thể đào tẩu được”. Cô còn cho biết trên đường chạy trốn chúng dường như nhanh nhẹn hơn bình thường và luôn tìm được lối ra dành cho mình.

Cách đó không xa là ngôi nhà mang hình dáng xoắn ốc của ông Grzegorz Skalmowski, 42 tuổi chủ một trang trại ốc sên trong làng. Khi trả lời các phóng viên AFP, Grzegorz Skalmowski nói: “Mặc dù khi nuôi nhốt lũ sên luôn tìm cách trốn ra ngoài nhưng không thể phủ nhận chất lượng các món ăn làm từ sên nuôi tập trung ngon hơn so với sên tự nhiên”.


Ngôi nhà hình ốc sên của ông Grzegorz Skalmowski

Grzegorz cho biết khi ông khởi nghiệp cách đây 10 năm, trong làng chỉ có 3 trang trại nuôi sên, trong khi con số đó hiện nay lên đến gần 300. Để nuôi sên rất dễ, cái người ta cần chỉ là những lớp đất xốp và ẩm, điều kiện sống ưa thích của loài động vật này.

Grzegorz thường đùa rằng nuôi sên ở Ba Lan cũng là một ngành công nghiệp "nặng" vì mỗi năm ông đem bán được 50 tấn ốc, tương đương 50 triệu con sên. Đây là một tỉ lệ đáng kinh ngạc so với ngôi làng chỉ vỏn vẹn vài trăm dân này.

Ngoài làm giàu cho bản thân, với vị trí người đi tiên phong, Grzegorz còn đào tạo những hộ gia đình khác trong và ngoài làng về kỹ năng chăn nuôi 2 loại sên xám nhỏ Muller và sên xám lớn Maxima với sản lượng khoảng 40 tấn/năm.

Như vậy, hàng năm ở ngôi làng nhỏ này sản xuất được 90 tấn ốc sên thành phẩm và chủ yếu xuất đi các nước ưa chuộng như Pháp, Tây Ban Nha và Italia.

Đa dạng sản phẩm

Ngoài việc bán thịt tươi (trước khi bán ốc sống sẽ bị nhúng qua nước sôi), các trang trại còn bán cả những ổ trứng ốc muối trắng như ngọc trai hoặc thậm chí là sảm phẩm không dành cho người yếu tim: kem đắp mặt chiết suất từ dịch nhờn của ốc sên.

Mặc dù là một nhánh nhỏ của nền chăn nuôi nhưng những nguồn tin công nghiệp của Ba Lan không thể phủ nhận đây là một ngành có tính chất công nghiệp, quy mô lớn và có rất nhiều tiềm năng để phát triển thêm nữa ở quốc gia Đông Âu này.

Maciej Ligaszewski, nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Động vật quốc gia Ba Lan nói: “Khi nói đến các động vật khác như trâu, bò, lợn, gia cầm thì phải có sự cạnh tranh rất lớn. Nhưng với ốc sên đó là một cái gì mới và độc đáo tại Ba Lan. Loại sản phẩm sẽ được xuất sang Pháp để cho các đầu bếp kéo chúng ra khỏi lớp vỏ xoắn rồi nhét vào bơ tỏi, ăn chung với bánh mỳ”.

Ở Pháp, người ta xem thịt sên như một món đặc sản và ăn nhiều đến nỗi lượng ốc của họ chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu, 95% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Theo Đại sứ quán Ba Lan tại Paris, họ cung cấp cho Pháp 9% nhu cầu ốc sên hằng năm.

Ngoài Ba Lan, Pháp còn nhập ốc sên từ một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungari hay thậm chí là Indonesia xa xôi. Tuy nhiên, Đại sứ Ba Lan cho biết thị phần dành cho ốc sên Ba Lan đang ngày càng mở rộng và có tương lai tại Pháp.

Món ăn truyền thống của Ba Lan

Theo Văn phòng thống kê Ba Lan, năm 2011 họ xuất khẩu được 282 tấn ốc, thu về 1.1 triệu Euro. Việc xuất khẩu ốc sên đã được duy trì ở Ba Lan trong nhiều thập kỷ qua, họ có những sản phẩm được ưa chuộng ở thị trường Pháp như ốc Burgundy.


Món ăn chế biến từ ốc sên

Jacques Pommier, nhà tổ chức lễ hội ẩm thực sên hằng năm ở Pháp nói: “Chúng tôi gần như không còn nguyên liệu trong nước để làm những món ốc thơm ngon nữa, lí do duy nhất là do thuốc trừ sâu. Đó là nguyên nhân vì sao chúng tôi đã tìm đến Đông Âu để mua những con ốc thơm ngon”.

Để có những con ốc sên thành phẩm thơm ngon nhất nông dân Ba Lan phải lựa chọn trong khoảng từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 hằng năm, ở những khu vực nhất định trong vườn và độ dài không dưới 3 cm.

Trong khi hiện nay ốc sên là một trong những sản phẩm xuất khẩu đem về thu nhập khủng cho các nhà sản xuất thì loại động vật có thịt được nói là thơm ngon như thịt gà này từng là chủ đề tranh cãi dai dẳng của các đầu bếp quốc gia Đông Âu.

Jaroslaw Dumanowski, nhà nghiên cứu ẩm thực Ba Lan nói: “Trong cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên của Ba Lan – xuất bản năm 1682 – đã xuất hiện một số công thức chế biến thịt ốc và điều ngạc nhiên là số món còn nhiều hơn món làm từ thịt lợn”.

Tuy nhiên, khi Thế chiến II nổ ra, các món ăn truyền thống của Ba Lan, trong đó có thịt ốc sên đã gần như biến mất, sự nghèo đói và kì thị các món ăn của người giàu đã đưa chúng vào chỗ "chết", Jaroslaw chia sẻ với phóng viên của AFP.

Nhưng trong giai đoạn hiện nay, Jaroslaw cho biết ốc sên đang dần trở lại trong các thực đơn đồ ăn nhà hàng và các kệ thực phẩm ở siêu thị.

Ông đang kỳ vọng về sự hồi sinh của những món ăn chế biến từ sên trong thị trường nội địa và mong một ngày thịt sên không phải là một món ăn lạ trong bữa tối của người Ba Lan nữa.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm