| Hotline: 0983.970.780

Bơ vơ giữa rừng Hương Sơn

Thứ Năm 08/04/2010 , 09:52 (GMT+7)

20 hộ gia đình công nhân Đội 9 có mặt sinh sống và sinh con đẻ cái tại khu vực Nước Sốt (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Thế nhưng, giờ đây họ lại chịu sống cảnh bơ vơ, lạc lõng giữa bốn phía núi rừng.

Những năm 1980, Lâm trường Hương Sơn tổ chức thành lập đội khai thác gỗ tại khu vực Nước Sốt (Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh) với tên gọi Đội 9 Sơn Tràng. Và, cũng từ đó, 20 hộ gia đình công nhân Đội 9 có mặt sinh sống và sinh con đẻ cái tại đây. Thế nhưng, giờ đây họ lại chịu sống cảnh bơ vơ, lạc lõng giữa bốn phía núi rừng.

Công trạng một thời

Nhân chuyến công tác lên miền tây Hương Sơn, tình cờ chúng tôi gặp những con người đang sống bơ vơ tại khu vực Nước Sốt - nơi khu vực biên giới Việt - Lào. Họ đã sinh sống ở đây đã qua hai thế kỷ. Những năm 1980, họ hoặc cha mẹ họ là công nhân khai thác gỗ của Đội 9 Lâm trường Hương Sơn. Họ ở chênh vênh bên sườn núi, lối vào rừng sâu Rào Àn. Phía trên núi là cả một tài nguyên vô giá do Tổ chức CHESH quản lý và sử dụng gần 10 năm nay; phía dưới là dòng Nước Sốt đổ về sông Ngàn Phố. Dòng sông hiền hoà này đã bao đời nuôi sống họ. Thế nhưng, cơn lũ quét lịch sử 2002 ập đến, sông suối trở nên dữ dằn và đã lấy đi gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của Đội 9, chỉ trơ lại cát và đá. Nhiều gia đình cũng bị cuốn trôi nhà trong đợt lũ này. Rừng không được giao, ruộng đồng bị lũ cuốn, từ nhiều năm nay, cuộc sống hàng chục gia đình ở đây thật sự bi đát! 

Hai ngôi nhà của ông Cần và ông Vọ bỏ hoang

Những năm 1980, cha ông họ là những người khai thác gỗ, buổi sáng thì vác rựa rìu lên rừng chặt cây, tối về “báo sổ” cho Lâm trường Hương Sơn, đến tháng nhận lương. Cuộc sống bao cấp đã dẫn dắt họ vào bước đường hoàn toàn phụ thuộc. Sau khi xoá bỏ bao cấp chuyển sang hạch toán độc lập, tháng 1/1994, Giám đốc Lâm trường Hương Sơn Phan Văn Ngạc đã ra quyết định giao khoán nhận rừng với thời hạn 20 năm cho từng hộ trong khu vực với tổng diện tích hàng trăm ha. Có những hộ như ông Nguyễn Công Lương (58,2 ha), ông Đoàn Kim Trân (33,4 ha), Lê Văn Vọ (25,7 ha), Nguyễn Đình Hoà (29,5 ha)…

Thời bấy giờ có 20 hộ ở Đội 9 được nhận bình quân rừng từ trên 10 ha trở lên. Sau khi được giao rừng, các hộ đã tập trung khoanh nuôi, bảo vệ rừng luôn đạt kết quả yêu cầu mà Lâm trường đề ra. Hằng năm, Lâm trường tổ chức nghiệm thu rừng và các hộ dân đều được nhận tiền khoán, nhiều hộ được thưởng khi làm tốt việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Tuy khu vực rừng được giao cho các hộ gia đình trước đây ít nhiều cũng đã có khai thác nhưng kể từ khi khoanh nuôi bảo vệ đến năm 2001, hầu hết rừng ở tiểu khu 70, 72 đều khép tán, được đánh giá là một trong những khu rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cuộc sống người dân nơi đây đang yên ả, bỗng dưng năm 2002, lãnh đạo Lâm trường Hương Sơn ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích rừng của bà con nhận khoán nói trên trả cho tỉnh để tỉnh giao lại cho một tổ chức có tên là Trung tâm nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng cao do tổ chức phi chính phủ CHESH đầu tư với nguồn vốn tài trợ của Hà Lan. Sau khi rừng bị thu hồi, hàng chục gia đình trong vùng hoàn toàn tay trắng. Khi còn được nhận rừng thì người dân còn sống được nhờ rừng nhưng khi mất rừng, đất sản xuất bị lũ cuốn trôi, tư liệu sản xuất hầu như không có nên những người còn có sức khoẻ và lớp thanh niên phải sang biên giới cửu vạn, vác hàng lậu, kiếm ngày vài chục nghìn đồng về sinh sống.

Nghề cửu vạn cũng chỉ diễn ra được vài năm, bởi khi có chủ trương quản lý nghiêm ngặt các đường tiểu ngạch tại biên giới Cầu Treo, nạn buôn lậu không còn thì khi đó nghề cửu vạn của người dân nơi đây cũng chấm dứt. Cuối cùng họ phải len lỏi lên rừng làm nghề hái lượm; phải đi xa hàng mấy chục cây số đường rừng, còn rừng ở bên hồi nhà mình thì lại bị rào chắn bằng bê tông cốt thép của tổ chức CHESH, nếu có ai đó đột nhập vào được thì mau chóng bị phát hiện và bị đuổi ra ngay khỏi khu vực.

Trắng tay

Ông Lê Anh Tuấn, Tổ trưởng tổ tự quản Đội 9, cho biết: “Vào những năm 1990 là thời kỳ hưng thịnh nhất của bản, có hơn 40 hộ gia đình cư ngụ. Sau khi mất rừng, đất sản xuất nông nghiệp bị lũ cuốn trôi, thì bản bị tan đàn sẻ nghé; người thì kéo về quê, kẻ ngược ngàn kiếm sống. Mới đây có thêm 5 nhà đóng cửa bỏ về xuôi, còn 20 nhà đang có người ở. Nghe bảo, khu này người ta quy hoạch làm du lịch rồi. Bọn tôi đang lo lắng không biết rồi sẽ đi về đâu khi triển khai thực hiện dự án”. 

Những người dân này đang lo lăng cho số phận nay mai của mình

Cũng theo ông Tuấn, tuy cuộc sống có nhà cửa ruộng nương, được định hình từ những năm 1980, trước khi Luật Đất đai ra đời, nhưng đến nay không hề có một vườn nào được cấp sổ đỏ. Ông Trần Đình Cần cho biết: “Nhà tui ở đây từ những năm 1984, có hộ khẩu thường trú ở đội 9 xã Sơn Kim do Phó trưởng công an huyện Hương Sơn cấp ngày 10/7/1989, nhưng khi tách hộ cho con thì chính quyền không cho phép, họ cho rằng, đất ở của tôi không có giấy tờ gì nên không được phép làm thêm nhà”. Cũng rất nhiều hộ vấp phải trường hợp như nhà ông Cần, tuy rằng cuộc sống của người dân nơi đây họ vẫn có nhà cửa, vườn tược, con cái, cháu chắt, sinh sống 3 đời nay nhưng toàn bộ quyền lợi họ chẳng có gì. Chúng tôi tìm hiểu về các chế độ chính sách như người nghèo, các khoản ưu tiên, tổ chức đoàn thể… hầu như đều không có.

Nhiều người dân Đội 9 nói: “Chúng tôi là những người bám trụ, khai khẩn đất đai, bảo vệ rừng nơi đây từ những năm 1980, vậy mà bây giờ con cái chúng tôi đang bơ vơ, không có tư liệu gì để sản xuất. Trong khi đó, hàng ngàn ha rừng ở đây lại rơi vào tay một số tổ chức và cá nhân ở đâu đâu. Chúng tôi đề nghị tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện cho chúng tôi có đất sản xuất”.

Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 Trần Quốc Việt cho hay: “Chúng tôi cũng đang đau đầu về vấn đề này. Những người dân ở đây họ vẫn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách nhà nước, không vi phạm pháp luật; chúng tôi luôn đánh giá và ghi nhận tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người dân sống trong khu vực biên giới nhưng do quá trình lịch sử để lại, một nhóm người sống bơ vơ, nên bây giờ cũng không biết giải quyết thế nào. Để họ có quyền lợi sau này, nếu khi thực hiện các dự án di dời, giải toả tôi đề nghị cấp trên phải đền bù thoả đáng về đất, nhà ở cho họ và phải có chỗ tái định cư theo quy định của pháp luật, tránh thiệt thòi cho những người đã từng bám trụ, xả thân vì sự nghiệp khai thác, bảo vệ rừng, bảo vệ biên cương của Tổ quốc”.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đang làm hết sức mình thực hiện tốt những điều mong muốn của Bác Hồ làm sao để ai cũng được học hành, có cơm ăn áo mặc, có nơi ở ổn định. Mong sao những người dân bơ vơ ở Đội 9 Sơn Kim 1 sớm có cuộc sống ổn định, có tư liệu sản xuất, được quyền sử dụng hợp pháp đất đai mà cha ông họ đã khai khẩn từ hàng chục năm nay.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm