| Hotline: 0983.970.780

Lá mùng tơi chống trời

Thứ Tư 10/11/2010 , 11:52 (GMT+7)

Chỉ nguyên việc ba lần chống trời bằng những vũ khí rất dân dã là lá mùng tơi, ổi xanh, gióng tre, bè chuối… ông Bạo cũng xứng đáng được tôn vinh, được thờ phụng rồi.

Nhìn bề ngoài, Bối La là một làng quê bình thường như trăm ngàn làng quê khác ở vùng châu thổ sông Hồng. Thế nhưng, người dân Bối La ai cũng tự hào về làng mình, bởi bề dầy lịch sử và bề dầy văn hóa của nó.

>> Huyền thoại Đá Mẹ Nằm
>> Về quê Tam Bành
>> Quả đồi quái dị
>> Sự tích diều... dái
>> Miếu ông hay bị sét đánh, miếu bà thì không
>> Cúng thịt chuột& câu chuyện ma rừng ma bản
>> Tảng đá thèm ăn thịt & chiếc giếng chốc cạn, chốc đầy
>> Kể chuyện dân gian

Làng được hình thành từ thời các vua Hùng với tên gọi là trại Bối Duyên… Ở các triều đại phong kiến sau, trại Bối Duyên được đổi là xã Bối Duyên thuộc trang Đồng Lục, huyện Thiên Bản. Đến đời vua Gia Long triều Nguyễn, thì Bối Duyên đổi thành Bối La, Thiên Bản đổi thành Vụ Bản. Nay, làng Bối La thuộc xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Ngoài đền thờ bà Đỗ Thị Dung, nữ tướng thời Hai Bà Trưng, ở Bối La còn có ngôi đền thờ một nhân vật rất đặc biệt là ông Bạo. Các cụ làng Bối La như cụ Phạm Công Tuân, Trần Công Ảnh, Bùi Ngọc Yêu... kể rằng thời trước, Bối La là vùng chiêm trũng nhất đất Vụ Bản, cứ tháng 7, tháng 8 hàng năm là từ làng đến đồng trắng băng nước, đi lại phải dùng thuyền…

Các cụ làng Bối La đang kể chuyện về ông Bạo

Ông Bạo sinh vào thời vua Đinh Tiên Hoàng. Bố mẹ mất sớm. Lớn lên, Bạo là một chàng trai rất khỏe mạnh. Nhà nghèo, Bạo chỉ có một gian nhà lá nhỏ, sinh sống chủ yếu bằng nghề mò tôm bắt cá. Tuy rất hay giúp đỡ người làng nhưng tính ông Bạo ngang tàng, không sợ bất cứ cái gì, thậm chí ngay cả trời, ông cũng không sợ. Người bạn thân nhất của ông Bạo là… Thổ công. Mỗi khi kiếm được tôm cá, ông lại nướng lên, mời Thổ công đánh chén. Một hôm, đang gật gù nâng chén, Thổ công bảo ông:

- Anh sắp có nạn lớn.

- Nạn gì vậy?

- Chuyện này lẽ ra tôi không được nói, vì là “thiên cơ”. Tiết lộ ra, Trời biết được thì tôi chỉ còn nước… đi tù. Nhưng chẳng lẽ thấy anh sắp chết mà tôi không cứu, thì còn gì là bạn bè nữa. Trời biết anh không sợ trời, nên Trời giận lắm, sai Thiên Lôi xuống trừng trị anh. Tối nay là hắn đến đấy.

Ông Bạo hỏi:

- Làm thế nào tránh được nạn?

- Thiên Lôi từ thiên đình nhẩy xuống, muốn đánh chết anh, tất hắn đứng ở nóc nhà, phóng lưỡi tầm sét xuyên qua mái nhà vào anh, thế là người chết, nhà cũng cháy luôn…

Bạo nghĩ, nếu trốn chạy, tất Thiên Lôi đuổi theo, sẽ không thoát được tay hắn. Chi bằng cho hắn một mẻ nhớ đời, thì lần sau hắn mới…cạch mặt. Nghĩ là làm, Bạo lấy lá mùng tơi giã nhỏ, vắt lấy một thứ nước nhờn nhờn, trơn nhẫy, quét lên mái nhà, rồi chặt một cái gậy bằng tre đực, nấp ở gốc chuối bên đầu hồi nhà, chờ sẵn.

Khoảng cuối canh một, trời quả nhiên nổi dông gió dữ dội. Và đúng như dự đoán của Thổ công, từ trên trời, Thiên Lôi theo gió sà xuống nóc nhà ông Bạo, định phóng một búa cho toi đời cái thằng ngỗ ngược. Nhưng chân vừa chạm nóc nhà thì trượt nước mùng tơi, ngã xuống sân đánh oạch.

Nghe tiếng ngã, từ chỗ nấp ông Bạo lập tức xông ra, vung gậy đập túi bụi. Bị đánh bất ngờ, gã “chỉ đâu đánh đấy” quăng cả cờ lẫn lưỡi tầm sét, bay vội về trời. Từ đó, ông Bạo có một cái búa và một lá cờ, thỉnh thoảng hứng lên, ông lại vung búa múa tít mù. Một thời gian sau, Thổ công lại bảo ông:

- Lão Thiên Lôi trước bị Ngọc Hoàng trị tội, rồi ngài lại sai một Thiên Lôi khác tối nay xuống trị anh…

- Thế thì để tôi lại lấy lá mùng tơi…

- Lần này, “rút kinh nghiệm”, chắc hắn sẽ đứng ở sân phóng lưỡi tầm sét vào nhà…

Ông Bạo đi lấy thật nhiều ổi xanh rắc đầy sân, lại chặt tre cưa thành gióng rải lẫn với ổi. Quả nhiên vào khoảng cuối canh một, Thiên Lôi nhẩy xuống sân nhà ông, và cũng bị ống tre, ổi xanh làm ngã đánh oạch. Bị ông cho mấy gậy què chân.

Nghe chuyện, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình, sai Thủy thần dâng nước dìm ngập cả làng, quyết giết chết cái thằng dám hai lần đánh trả tướng nhà trời. Được Thổ công mách nước, ông Bạo lập tức thông báo cho dân làng chuẩn bị tránh lụt, còn ông thì làm một bè chuối to, trên bè dựng một cái lều, mái lều cũng quét nước lá mùng tơi. Mấy hôm sau, quả nhiên nước lụt lưng trời. Đứng trên bè, ông Bạo vung tít chiếc búa chiến lợi phẩm, hò hét:

- Cứ dâng nước nữa đi, dâng đến tận trời, để ta lên phá nhà trời một chuyến chơi.

Nghe cấp báo, Ngọc Hoàng thất kinh vội hạ lệnh cho Thủy thần rút nước. Thế là cả vùng hết lụt. Ba lần không trị nổi ông Bạo, Ngọc Hoàng giận lắm, quyết phải hại bằng được ông Bạo mới thôi. Lần này, ngài giữ “bí mật tuyệt đối” kế hoạch, cử người theo dõi mọi hành tung của ông, nên Thổ công không biết.

 Một hôm ông Bạo đi cày, búa và cờ dắt ở lưng. Đang cày thì cái cá cày bị gẫy. Ngại thay con cá khác, ông đút luôn ngón tay trỏ vào lỗ thay cho con cá. Nghe báo tin, Ngọc Hoàng lập tức sai Thiên Lôi hành động. Bị vướng tay, ông Bạo không kịp rút búa ở lưng ra để chống cự. Và thế là giữa lúc trời quang mây tạnh, một tiếng sét nổ, ông hóa giữa đồng.

Đền thờ “Cường Bạo Đại Vương”

Chẳng cần là quan, là “Đại Vương”, chỉ nguyên việc ba lần chống trời bằng những vũ khí rất dân dã là lá mùng tơi, ổi xanh, gióng tre, bè chuối… ông cũng xứng đáng được tôn vinh, được thờ phụng rồi. Và bài ca ông Bạo chống trời sẽ còn mãi với thời gian.
Ngày nay, ông Bạo được thờ trong đền với tước hiệu “Cường Bạo Đại Vương”, ngay sau đền có ngôi miếu thờ Thổ công, người bạn thân thiết nhất, từng chia sẻ con tôm con cua nướng với “Đại Vương”. Chuyện ông Bạo trở thành “Cường Bạo Đại Vương”, thần phả kể đại khái rằng ông chính là “Duy Nhạc Thần Tướng” thác sinh, sau khi cướp được cờ, búa của Thiên Lôi, ông đem dâng vua Đinh Tiên Hoàng, được vua phong chức “quan nội hầu”, nhưng ông không nhận, xin về quê  và được vua cho rất nhiều ruộng đất, còn tước “Đại Vương” thì ông được vua ban cho sau khi hóa. Nhưng tôi lấy làm ngờ.

Vua là “Thiên tử”, tức là con Trời. Kính Trời là sứ mệnh lớn nhất của bất kỳ nhà vua nào. Trong hoàng thành bao giờ cũng có điện Kính Thiên. Lễ tế Trời được các nhà vua cử hành long trọng nhất trong các lễ lạt hàng năm. Không trị tội là may, lẽ nào nhà vua lại phong quan, ban tước cho cái người đã đánh…bố mình?

Thế nên tôi lược bỏ phần đó đi, chỉ ghi lại phần đầu, bởi tôi muốn giữ lại nguyên vẹn hình ảnh một ông Bạo của dân gian. Một ông Bạo hào hiệp, phóng khoáng, ngang tàng… là người con của đồng chiêm trũng, một ông Bạo sinh ra từ khát vọng chống thiên tai của người dân quanh năm phải chống chọi với bão lụt. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm