| Hotline: 0983.970.780

Dư âm vùng đất dữ

Thứ Tư 17/11/2010 , 09:05 (GMT+7)

Huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An từng được biết đến là thủ phủ của cây thuốc phiện. Đến nay toàn bộ diện tích loại cây này đã bị phá bỏ nhưng dư âm mà nó để lại vẫn còn rất nặng nề.

Huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An từng được biết đến là thủ phủ của cây thuốc phiện. Đến nay toàn bộ diện tích loại cây này đã bị phá bỏ nhưng dư âm mà nó để lại vẫn còn rất nặng nề. Nhiều bản làng vẫn nằm trong “cơn lốc ma túy”, nhiều thanh niên bị nhiễm HIV. Ma túy đang xoáy sâu vào sự nghèo đói của địa phương nằm trong những huyện nghèo nhất toàn quốc.  

>> Những kiều nữ Mông nghiện hút
>> Những cái chết báo trước

Từ thành phố Vinh muốn đến với trung tâm một số xã của huyện Kỳ Sơn thì phải trải qua quãng đường còn dài hơn từ Vinh ra thủ đô Hà Nội. Nhưng sự mệt mỏi của quá trình “hành xác” không đáng sợ bằng khi nghe những thông tin về ma túy ở huyện biên giới này.   

Kỳ Sơn là huyện miền núi rẻo cao của tỉnh Nghệ An, với 192 km chiều dài biên giới, tiếp giáp với 4 huyện, 3 tỉnh của nước bạn Lào. Kỳ Sơn cũng là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, được mệnh danh là “cổng trời” miền xứ Nghệ. Đây là địa bàn cư trú của 5 dân tộc anh em Thái, Khơ Mú, Mông, Hoa và Kinh trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 97% dân số của toàn huyện.  

Một góc bản làng chênh vênh tại huyện biên giới Kỳ Sơn

Đời sống kinh tế, xã hội Kỳ Sơn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Từ những năm 1996 trở về trước thì đồng bào dân tộc Mông sống ở đây lấy việc trồng cây thuốc phiện là nguồn thu nhập chính của họ. Những điều kiện khách quan đó cho thấy, đây là địa bàn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự nói chung và tệ nạn ma túy nói riêng.  

Trên thực tế, tình trạng về tệ nạn ma túy đang có diễn biến khá phức tạp ở huyện rẻo cao này, theo một số liệu mới thống kê chưa đầy đủ đến năm 2010 đã có 19 đơn vị trên tổng số 21 thị, xã của huyện này có người nghiện ma túy và liên quan đến ma túy. Trong đó có những xã nhiều năm liền được xác định là điểm nóng ma túy của huyện và tỉnh Nghệ An như: Nậm Cắn, Mý Lý, Chiêu Lưu, Hữu Lập, Hữu Kiệm. Ước tính trên địa bàn toàn huyện có khoảng 390 con nghiện ma túy.

 Nhưng khi trao đổi với chúng tôi, ông Vi Oanh, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn, cho biết thêm: “Đây là những đối tượng có hồ sơ quản lí của cơ quan công an còn thực tế thì chắc cao hơn nhiều”. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, tình trạng người nghiện ma túy có HIV đã xuất hiện và đang có chiều hướng gia tăng với tốc độ nhanh trên địa bàn huyện. Vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn kết hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An phối hợp thực hiện rà soát số người có HIV trên toàn huyện và đã có trên 39 người có HIV, trong đó chỉ riêng xã Chiêu Lưu đã có 30 người.    

Tình trạng người nghiện ma túy ở Kỳ Sơn đang chiếm một số lượng lớn và đang có chiều hướng gia tăng. Trong đó, có một số xã nhiều năm liền được xác định là điểm nóng về tệ nạn ma túy như Mỹ Lý, Hữu Lập, Chiêu Lưu, Nậm Cắn…  

Mỹ Lý là một xã biên giới có hơn 40km đường biên giới giáp với nước bạn Lào, nhiều năm liền được xác định là “rốn lũ” ma túy của huyện Kỳ Sơn và tỉnh Nghệ An. Chỉ riêng xã này đã có trên 200 người nghiện ma túy, trong đó cá biệt có bản như: Xiềng Tắm, Xiềng Trên, Hòa Lý, có thời điểm có đến 60-70% thanh niên trong bản dính vào ma túy.  

Người may mắn thoát khỏi “nàng tiên nâu” kể chuyện với phóng viên

Ở Mỹ Lý không ít trường hợp gia đình cả cha và con đều dính vào ma túy, gia đình ông Vi M, ở bản Hoà Lý là một minh chứng. Chỉ sau một thời gian ông hút hít thì sau đó không lâu, hai cậu con trai lớn của ông cũng tập tành và bị ma túy cuốn hút không thể bứt ra nổi. Nhưng một thực trạng đáng buồn hơn đang diễn ra ở đây, đó là có không ít cán bộ đương nhiệm có con, chồng đều dính vào tệ nạn này. 

Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã, ông Vi Thái Dương, Chủ tịch xã Hữu Lập, cho biết: “Hiện tại trên địa bàn xã chúng tôi có khoảng 84 con nghiện có hồ sơ quản lí, chỉ tính riêng bản Nọong Ó đã có gần 70 người nghiện ma túy. Nhưng tôi nghĩ thực tế còn đáng ngại hơn nhiều. Cán bộ địa phương cùng công an địa bàn cũng đang phải rất đau đầu về tệ nạn này. Chúng tôi đã rất thẳng thắn nhìn nhận thực tế tồn tại về tệ nạn ma túy ở địa phương và luôn làm rất quyết liệt nhưng xem ra chẳng ăn thua”.  

Như vậy chỉ riêng qua việc khảo sát của chúng tôi tại 3 xã của huyện Kỳ Sơn thì số người nghiện ma túy đã vượt qua con số mà cơ quan chức năng đã thống kê. Có một điểm chung về đối tượng nghiện ma túy ở các địa phương, chỉ tập trung ở độ tuổi từ 18 - 30 và đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây, khi nguồn ma túy còn dồi dào thì đối tượng nghiện ma túy chủ yếu sử dụng phương thức hút, hít thì trong vài năm trở lại đây do sự khan thuốc họ đã chuyển qua tiêm chích ma túy. Cũng từ đây, đã xuất hiện các đối tượng nghiện ma túy có HIV.  

Theo bác sĩ Lương Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn, cho biết: “Hiện nay trên địa bàn toàn huyện đã có 39 người nghiện có HIV, trong đó có một số địa bàn mới xuất hiện người nghiện có HIV như Mỹ Lý, Nậm Cắn, Keng Đu”. Bác sĩ Sơn cũng cảnh báo, đây là những địa bàn vùng sâu, vùng xa nên các dụng cụ như kim tiêm càng hiếm nên tình trạng sử dụng chung phương tiện này để chích ma túy là dễ xảy ra như vậy thì nguy cơ HIV lan rộng trong địa bàn là rất lớn. (Còn nữa) 

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

10ha rừng Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang bốc cháy trong đêm

Hà Giang Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang, đêm 26/4, địa phương này ghi nhận có vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực rừng Tây Côn Lĩnh, thuộc huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 10ha.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm