| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh: Cơ giới hóa đồng bộ giảm 60% sức lao động

Thứ Sáu 28/10/2016 , 09:45 (GMT+7)

Thay vì phải gồng mình “lái” chiếc máy cày 3 chân, từ hơn 1 năm qua, ông Lê Sỹ Thuần ở xã Bình Định, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã thảnh thơi điều khiển cỗ máy kéo Kobuta công suất 60 mã lực “lướt” trên cánh đồng thẳng cánh cò bay.

Hết cơ cực

Giờ đây những luống đất thẳng thớm, đều tăm tắp đã không còn nhuốm đầy mồ hôi của người nông dân Lương Tài. Họ đang dần hiện thực hóa ước mơ cơ giới hóa nông nghiệp đã kéo dài hàng chục năm qua.

09-31-45_nh-1
Nông dân tham quan máy nông nghiệp Kubota
 

Những năm trước đây, cứ sắp đến vụ mùa mới, vợ chồng ông Lê Sỹ Thuần lại phải còng lưng thúc trâu ra đồng cày bừa. Cảnh con trâu đi trước, cài cày theo sau đã quá quen thuộc. Sau này, đời sống khấm khá hơn, ông Thuần mua thêm một máy cày 3 chân.

Ngày ngày, lão nông phải gồng tay điều khiển, lái chiếc máy ì ạch như con trâu già chạy trên đồng, trong khi năng suất không được bao nhiêu. Cơ cực suốt mấy giờ đồng hồ, máy làm hết công suất cũng chỉ bừa được vài sào đất. Nhưng từ vụ đông năm ngoái, ông Thuần đã được thảnh thơi. Nhờ người quen giới thiệu, ông đánh liều bỏ hơn 400 triệu đồng mua máy kéo Kubota M6040 của Cty CP Sản xuất và thương mại Việt Thành có trụ sở ngay tại tỉnh nhà. Hiệu quả lập tức tăng rõ rệt.

Hồ hởi bên chiếc máy kéo bề thế, lão nông đất Bình Định không giấu nổi niềm vui. Mỗi ngày, máy làm đất Kubota cày ải tới 20ha. Thay vì gồng sức cầm lái, máy thiết kế thêm tay lái trợ lực giúp giảm sức lực điều khiển, dễ dàng cua quẹo trong những cánh đồng nhỏ.

Là người đi đầu của xã Bình Định dùng sản phẩm Kubota, ông Lê Sỹ Hồng mua máy kéo Kubota L4508DI-VN từ năm 2011. Đến nay, khi máy sử dụng qua 5 năm với 10 vụ lúa nhưng vẫn ... chạy tốt. Ham quá, ông Hồng lần lượt sắm thêm 1 chiếc máy cày M6040 và 2 máy liên hợp thu hoạch lúa DC-70 để đi làm thuê. Có trong tay “cơ ngơi” là 4 máy Kubota chuyên làm đất và thu hoạch, ông lại nhận bừa ải 300 mẫu đất mỗi vụ để tận dụng hết công suất máy. Ông còn mạnh dạn đem 2 chiếc máy gặt đập liên hợp đi dọc từ miền Trung ra Bắc gặt thuê.

Cười như nhà nông được mùa bên cặp máy “đẻ ra tiền” DC-70, ông Hồng hồ hởi: “Đây là chiếc máy có thể làm việc trong một thời gian dài, thích ứng nhiều địa hình phức tạp, kể cả ruộng lầy thụt. Hơn nữa, hệ thống đập và sàng lúa với hiệu suất cao sẽ giúp giảm thiểu tối đa thất thoát và hạt vỡ. Vì vậy, tôi cứ mang máy đến đâu là có người thuê đến đấy”.

09-31-45_nh-2
Máy gặt lúa liên hợp DC-70 cùng ông Hồng đi khắp các cánh đồng từ miền Trung ra ngoài Bắc
 

Ngoài máy làm đất và máy thu hoạch, ông Hồng cũng nhen nhóm ý tưởng đầu tư máy cấy để cơ giới hóa đồng bộ cây lúa. Ông cho hay, thời gian tới, ông sẽ lập hẳn một “đội quân” chuyên dùng máy Kubota để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
 

Giảm sức người, tăng năng suất

Đưa máy kéo, máy thu hoạch hiện đại vào sản xuất cũng đã và đang trở thành hướng đi chiến lược của toàn huyện Lương Tài. Ông Phạm Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện lạc quan trước viễn cảnh máy móc sẽ thay thế sức người trên cánh đồng mẫu lớn.

Ông Hải cho hay, hiện quỹ đất nông nghiệp huyện chiếm hơn 75% tổng diện tích. Hơn một nửa dân số gắn bó với ruộng đồng. Ngành nông nghiệp chiếm 1/3 kinh tế huyện. Cũng chính vì thế, cơ giới hỏa sản xuất nông nghiệp trở thành câu chuyện sống còn. Tính đến nay, ở Lương Tài 100% khâu làm đất, 70% khâu gặt đập dùng máy. Sức lao động thủ công được giải phóng tới 60%, giảm thiểu tổn thất khi thu hoạch và đảm bảo kịp thời mùa vụ mới.

Ông Hải cho biết thêm, nhu cầu mua máy của bà con khá cao nhưng tùy thuộc lưng vốn từng hộ. Với các hộ có nhu cầu mua máy, xã sẽ tổng hợp rồi trình huyện, huyện báo cáo tỉnh hỗ trợ lãi suất ngân hàng khi mua máy mới. Hoặc hộ nông dân sẽ được hỗ trợ 30% giá trị chiếc máy.

Ông Nguyễn Hùng Tiến, PGĐ Cty Việt Thành cười tươi khi thấy sản phẩm của Cty mình đang góp sức đem lại những vụ mùa bội thu cho nông dân huyện Lương Tài. Thời gian tới, Cty sẽ đưa thêm máy cấy lúa mạ khay để phục vụ bà con. Nhiều mô hình cấy lúa mạ khay đã được thử nghiệm ở Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội… Riêng địa bàn tỉnh Bắc Ninh, máy cấy triển khai ở các huyện Gia Bình, Từ Sơn, Yên Phong… đem lại hiệu quả rõ rệt.

Ông Tiến nhẩm tính, cấy lúa truyền thống (cấy 3 dảnh/khóm, mật độ 42 - 45 khóm/m2), mỗi sào ruộng cần 1,5 - 1,8kg lúa giống. Còn nếu áp dụng gieo mạ khay và cấy máy chỉ cần 1 dảnh/khóm với mật độ thưa 24 khóm/m2, lượng giống sử dụng cho 1 sào giảm còn 0,8 - 1kg.

Hơn nữa, ưu việt của phương thức cấy thưa bằng máy Kubota là tận dụng được hiệu ứng hàng biên. Cây lúa luôn nhận được nhiều ánh sáng nên sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khỏe và rất ít sâu bệnh hại. Thay vì 8 - 10 nhánh cho hạt, phương thức cấy máy lên tới 10 - 12 nhánh. Do đó, chi phí cho phân bón, thuốc BVTV giảm đáng kể mà năng suất cao.

Từ năm 2011, Bắc Ninh đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Với trồng trọt, toàn tỉnh đã có 2.375 máy làm đất, trên 900 máy cấy, 654 máy bơm nước, 47 máy phun thuốc trừ sâu, 3.500 máy tuốt lúa liên hoàn, khoảng 250 chiếc máy gặt đập liên hợp, 4 máy sấy và xây dựng 60 kho lạnh thông thường…, tạo tiền đề cho CNH nông nghiệp, tiến tới nông nghiệp công nghệ cao.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm