| Hotline: 0983.970.780

Bạn tôi chẳng hề nổi tiếng

Thứ Hai 11/02/2013 , 13:52 (GMT+7)

Chiều muộn, tôi và Nghĩa ngồi bệt trên đồi cát, chống tay, ngửa đầu cùng nhìn cặp chim cu cườm đi ăn quay về tổ bay ngang qua trước mặt, trên ngọn rừng phi lao biêng biếc.

Chiều muộn, tôi và Nghĩa ngồi bệt trên đồi cát, chống tay, ngửa đầu cùng nhìn cặp chim cu cườm đi ăn quay về tổ bay ngang qua trước mặt, trên ngọn rừng phi lao biêng biếc. Nghĩa vốc nắm cát trắng rồi xòe ngửa bàn tay cho cát chảy. Cho đến khi giữa lòng bàn tay chỉ còn lại nhúm cát trắng mịn, Nghĩa nắm chặt, quay lại nhìn tôi: “Hồi xưa, mình nói: Cát cũng làm giàu được mà...”.

Đó là cái hồi cách đây chừng ba chục năm, khi tôi học năm cuối cấp 3 trường huyện (hệ 10 năm) thì Nghĩa vô học lớp 8. Nghĩa học không giỏi nhưng lại giỏi chuyện “quậy phá” tuổi học trò. Chớm vào vụ rét, đám học trò chúng tôi được cho đi trồng phi lao trên đồi cát ven biển. Khoái vì được tự do chạy nhảy, la hét và lấy cát ném nhau túi bụi. Cứ hai đứa khiêng một đôi gánh đựng khoảng chục cây phi lao được các cô lâm trường ươm có cả bầu đất to tướng. Hết chơi lại làm. Nhưng Nghĩa bị phạt. Cái tội “tày đình” của nó là khi đi qua bàu nước đã chao trôi hết bầu cát dưới gốc cây phi lao để khiêng cho nhẹ. Cuối buổi lao động, Nghĩa kéo đôi quang gánh lệt sệt trên cát rồi bất ngờ đập vào vai tôi: “Làm giàu trên cát thì sướng phải biết. Cát trắng cũng giàu được mà”. Lúc đó, tôi cũng chớm nghĩ là đứa bạn đòi lấy cát về bán như bán ngô ở chợ thì mới giàu.

Xếp cái tuổi học trò trường huyện, tôi và Nghĩa bặt tin. Rồi hay rằng, hắn đã sang trời Tây kiếm kế sinh nhai. Đâu được gần chục năm, hắn về nước. Cũng một buổi chiều, tôi gặp Nghĩa ở cái thành phố nhỏ bên dòng Nhật Lệ. Hắn già dặn đi nhiều. Ngồi mãi bên cái bàn nhậu đã được dọn trống không, bất chợt hắn ho nhẹ một tiếng rồi lắc lắc cái đầu: "Tui xin đất trên vùng cát hồi xưa trồng phi lao rồi". “Làm chi trên đó vậy trời?". “Thì làm chi nữa, làm giàu”. Sau đó, tôi hay tin hắn bỏ phố lên vùng cát thật. Vợ hắn theo chồng ra vùng cát. Chỉ thấy cát bay vù vù trong gió và đám cây rười mọc rậm bên trảng đường chạy xeo xéo đồi cát mà nước mắt lăn dài...

Vậy mà Nghĩa làm được. Hắn cứ hùng hục đào hố trồng cây, đào ao lấy nước. Hắn trồng rau xanh, nuôi bò, thả gà... Đến khi có phong trào nuôi tôm trên cát, Nghĩa lại mày mò mua sách về xem và phờ người ra để nuôi tôm. Khá suôn sẻ với những tính toán bạo gan. Công việc làm ăn đang tấn tới thì vận đen ập đến. Trong một lần đi giao hàng, Nghĩa bị tai nạn suýt chết. Gần năm trời lăn lóc hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, tiền dành dụm, ki cóp được cũng cạn dần theo sự hồi phục bước chân của Nghĩa...


Võ Đại Nghĩa kiểm tra chất lượng tôm trước khi xuất bán

***

Sau đận ấy, vốn liếng sạch như lau đĩa. Không bỏ cát, Nghĩa lại vận động bạn bè, bà con vay vốn đầu tư nuôi tôm. Liên tục từ năm 2002 đến nay, việc đầu tư mở rộng SX, mở rộng nghề... như hút lấy Nghĩa. Thất bại có, thành công có, để đến bây giờ cái trang trại tổng hợp trên vùng cát rộng 50 ha của Nghĩa trở nên bề thế, có sắc màu và trị giá cũng ngót con số trăm tỷ đồng...


Một góc trang trại

Nghĩa nói, gắn bó với nông nghiệp là luôn gắn với sự rình rập của rủi ro. Vì vậy phải phát triển đa cây, con mới vượt qua, vượt lên được. “Chẳng hạn như giá tôm xuống dốc thì có giá lợn, gà đỡ cho. Hoặc khi lợn bị tai xanh, mất giá thì lỗ là cái chắc, khi đó có cá, tôm, gà... gánh chi phí và bảo tồn vốn” - Nghĩa giải thích. Vào vụ tôm thẻ giữa năm, tôm rớt giá thê thảm. Các loại tôm chỉ còn phân nửa giá so với vụ trước, giá thức ăn tăng cao. Trại tôm của Nghĩa có 12 ao khi thu hoạch tính toán lại cũng dính quả lỗ khoảng 12 tỷ đồng. Con số chẳng nhỏ chút nào. Các trại tôm khác đều liêu xiêu. Nếu là vốn vay thì trả lãi ngân hàng cũng chết điếng. Nghĩa điều chỉnh cân bằng cho trang trại bằng cách xuất chuồng trại lợn, xuất cá, gà... để có tiền cân đối thu chi và giữ nhịp độ phát triển.


Trại nuôi lợn rừng

Mấy năm trước, nghe tin giống cá đối mục chưa nơi nào cho đẻ được, Nghĩa mê lắm. Chẳng biết bằng cách nào mà hắn chèo kéo lôi được ông chuyên gia Trịnh Tân Ứng từ Trung Quốc sang làm cố vấn. Ông Trịnh đã từng sang Việt Nam theo chương trình hợp tác với Đại học Thủy sản Nha Trang theo dự án nuôi cá đối mục sinh sản nhưng chưa thành công. Một năm sau, khu nuôi cá đối mục ở trang trại của Nghĩa vang lên tiếng reo hò. Nhóm kỹ sư trẻ với sự trợ giúp của chuyên gia đã thành công trong việc cho cá đẻ và ươm trứng nở nuôi thành cá bột. Bây giờ, không có chuyên gia, nhưng nhóm kỹ sư thủy sản dưới sự chỉ đạo của kỹ sư Thế Anh đã vững vàng tay nghề. “Mỗi năm, chúng em cho ra sản phẩm chừng 30 - 35 vạn cá giống cung cấp cho thị trường” - kỹ sư Thế Anh cho hay.

Nghĩa dẫn tôi ra khu nuôi cá vừa mới phát triển. Đó là loại cá nước lợ có giá trị kinh tế cao đang được thị trường ráo riết tìm. Đó là cá dìa. Cá này có hình dẹt, to hơn bàn tay người lớn, thân lưng có màu đen, ăn ngon và bổ. Vào mùa tháng 3 - 4, cá dìa đến vùng cửa sông đẻ trứng. Cá con nở ra theo con sóng quẩn vào bờ. Nghĩa chỉ đạo anh em kỹ thuật ở tổ nuôi cá đặt hàng thu mua cá con với ngư dân và đưa về nuôi ở hồ. Tỷ lệ cá sống khá cao và phát triển tốt. Hiện các kỹ sư đang tìm tòi thử nghiệm cho cá dìa đẻ để tự chủ con giống.


Võ Đại Nghĩa cùng các kỹ sư trại cá trao đổi về chất lượng trứng cá đối mục

Tôi hỏi: “Mở mang ra nhiều nghề nuôi vậy có quản nổi không?”. Nghĩa cười: “Chẳng ai ba đầu sáu tay cả. Mình không được học về chuyên môn thì phải sử dụng nguồn nhân lực đào tạo bài bản để áp dụng nhanh tiến bộ của khoa học đang phát triển. Lơ mơ là trả giá ngay...”. Từ hồi đầu mới lập trang trại, ở các mũi chủ công đều có cán bộ kỹ thuật đảm nhận các vị trí then chốt. Sau này, khi mở rộng quy mô trang trại, lực lượng cán bộ kỹ thuật càng được chú trọng. Trong hơn 100 lao động của trang trại đã có gần 20 kỹ sư chuyên ngành. Cơ cấu tổ chức ở trang trại được chia ra các trại heo, gà, cá, tôm, lợn rừng, cá sấu... Ở mỗi trại đều có các kỹ sư được đào tạo đúng chuyên ngành “gác cổng” cho Nghĩa. Để giữ chân đội ngũ kỹ sư đầy nhiệt huyết, Nghĩa trải thảm mời luôn vợ của họ về làm việc nếu có nhu cầu. Lương trung bình của người lao động được duy trì ở mức 5 triệu đồng/tháng.

***

Bữa cơm Nghĩa mời bạn bè có đủ món gà luộc, gà kho, cá hấp, tôm chiên, trứng gà giống lai Ukraina ấp lộn... Chai rượu gạo sủi tăm nút lá chuối được rót ra ly. Nghĩa mời và kèm theo câu nói: “Sắp tới, tui dành phần đất để trồng cây riềng tía làm men nấu rượu quê. Rượu thiệt uống mãi chẳng nghe đau đầu đó. Sau đó nữa là gây dựng thương hiệu rượu quê mình”... 

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm