| Hotline: 0983.970.780

Bẻ nanh "hổ lớn": Gia tộc Chu, những điều ít biết

Thứ Tư 06/08/2014 , 08:38 (GMT+7)

Ngày 5/8, Nhân dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) chính thức lên tiếng và có bài viết quan trọng xung quanh đại án Chu Vĩnh Khang./ Triệt tận gốc

Nhập cục bất tử, nhiệm thường bất tội

Đó là câu nói được trang mạng Backchina nói là “lưu truyền rộng rãi trong dân gian” ở Trung Quốc. Nhưng điều này mới chỉ được chính thức thừa nhận ít nhiều trên mặt báo chí chính thống Trung Quốc hôm qua (5/8) với bài viết của Nhân dân nhật báo.

Bài báo in ảnh Chu Vĩnh Khang với đề tựa: "Hổ lớn, hổ thật, hổ giấy". Tác giả bài báo nhận định “hổ lớn” là cái tên mà mọi người đều biết rằng để ám chỉ các quan chức cao cấp dính líu tham nhũng.

Về chuyện các quan chức cấp cao được ưu đãi ngay cả khi vi phạm pháp luật, Nhân dân nhật báo viết: Có lời đồn rằng “nhập cục bất tử, nhiệm thường bất tội” nhưng nay điều đó không còn nữa.

Theo giải thích của Nhân dân nhật báo, “nhập cục” nghĩa là vào Bộ Chính trị, còn “nhiệm thường” nghĩa là có chân trong số 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Những người này được cho là sẽ không bị điều tra ngay cả khi đã nghỉ hưu, theo quy luật ngầm lâu nay ở Trung Quốc.

Một số trang mạng xã hội ở Trung Quốc thậm chí còn nói, trước khi Chu Vĩnh Khang bị bắt, ông này còn được đặt cho cái tên “người mà ai cũng biết” vì những khoản lợi nhuận khổng lồ ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc đều có phần của người nhà ông Chu.

Bài viết của Nhân dân nhật báo chỉ đích danh Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang đã được ông bố quyền lực biến thành thương nhân giàu có: “Con trai Chu Vĩnh Khang thực sự là thương nhân giàu có một cách hết sức bí ẩn, mỗi lần đi công tác đều có thể đem lại ít nhất 400.000 NDT (khoảng 1,2 tỷ đồng)”.

Hổ lớn khác được nhắc đến trong bài viết của Nhân dân nhật báo là cựu Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu. Theo đó, tổng số tiền và hiện vật thu được khi khám nhà Từ Tài Hậu tới hơn 1,6 tỷ NDT; nhưng nghiêm trọng hơn là ông ta bị nghi 4 lần thuê người ám sát Chính ủy Tổng bộ Hậu cần Lưu Nguyên để trả thù việc Lưu chủ trương và thẳng tay trừng trị tướng tham nhũng Cốc Tuấn Sơn, đệ tử ruột của Từ.

Chu thị gia tộc

Ông Chu và hai em trai là Chu Nguyên Thanh và Chu Nguyên Hưng lâu nay đã là những nhân vật nổi tiếng ở ngôi làng nhỏ Tây Tiền Thủ, thuộc thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Ngôi làng với những cánh đồng lúa bao quanh và chỉ có hơn 400 nhân khẩu. Gia đình ông Chu Vĩnh Khang lâu nay được dân làng gọi là “Chu thị gia tộc” (Gia tộc nhà họ Chu).

Sự giàu có và nổi tiếng của gia đình Chu đã giúp ngôi làng này thu hút khách du lịch. Đặc biệt trong những ngày gần đây, sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị bị tạm giữ điều tra vì tội tham nhũng, ngôi làng nhỏ này lại càng trở nên nhộn nhịp hơn khi có nhiều người hiếu kỳ đến xem nhà họ Chu.

Ban đầu Chu Vĩnh Khang có tên khai sinh là Chu Nguyên Căn, nhưng khi đi học tiểu học ông đã đổi tên vì bị trùng với một người bạn khác. Người dân làng Tây Tiền Thủ vẫn thường gọi ông Chu với cái tên cũ là Chu Nguyên Căn.

Theo tờ Want China Times của Đài Loan, những năm 1960, hai em trai của ông Chu đã thay nhau chăm sóc người mẹ già. Sau đó ông Chu đã đưa mẹ tới Liêu Ninh sống cùng. Nhưng bà lại không thích cuộc sống ở Liêu Ninh và treo cổ tự tử.

Người em trai thứ hai của Chu Vĩnh Khang là Chu Nguyên Thanh cũng có số phận tương tự. Ông ta từng tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương và giữ một vị trí chủ chốt trước khi về hưu.

Bề ngoài Chu Nguyên Thanh rất khoa trương và luôn thích ngồi trên những chiếc xe hơi hạng sang đi chơi nhưng thực ra ông ta lại rất sợ vợ, con gái của một chính trị gia địa phương và cũng là một nữ doanh nhân nổi tiếng.

Hai vợ chồng Chu Nguyên Thanh sống trong một căn hộ sang trọng ở thành phố Vô Tích sau khi ông này “lui về ở ẩn”. Ngày 1/12/2013, họ bị cảnh sát bắt giữ và Chu Nguyên Thanh được cho là đã tự sát trong quá trình điều tra.

Nhờ vào sự thăng tiến quyền lực của ông Chu ngôi làng Tây Tiền Thủ cũng được hưởng lợi rất lớn. Con đường dẫn thẳng đến nhà họ Chu, được người dân địa phương gọi là "Đại lộ Nguyên Căn". Ngôi làng này trước đây là vùng quê hẻo lánh, muốn ra thành phố phải mất đến nửa ngày đường.

Ông Chu hiếm khi về thăm quê. Trong lần về thăm quê hồi tháng 4/2013, người dân địa phương cho hay ông Chu đã mỉm cười và bắt tay mọi người nhưng không nói nhiều mà chỉ cho biết rằng đây có thể là lần cuối cùng ông về thăm quê.

Tát vào mặt cảnh sát

Bài báo cũng đề cập đến quá trình thăng quan tiến chức của người em thứ nhất của Chu Vĩnh Khang là Chu Nguyên Hưng.

Con đường thăng quan tiến chức của Chu Nguyên Hưng vẫn còn là bí mật bởi không ai biết rõ làm thế nào mà Chu Nguyên Hưng, vốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, lại có thể nắm quyền lực và trở nên giàu có. Nhưng người ta thấy các quan chức chính phủ và doanh nhân thường xuyên lui tới nhà ông này.

Một số người nói rằng con trai Chu Nguyên Hưng là Chu Hiểu Hoa đã tìm được một công việc tử tế ở Tứ Xuyên. Những người khác nói rằng Chu Nguyên Hưng từng dính dáng tới tham nhũng bằng cách sử dụng ảnh hưởng của mình để chi phối các vấn đề chính trị và kinh tế ở địa phương.

Trong khi đó, Chu Hiểu Hoa còn nổi tiếng vì vụ tát vào mặt cảnh sát sau khi bị người này chặn lại để kiểm tra. Sức mạnh của gia tộc họ Chu lớn tới nỗi sau đó cảnh sát này phải tới xin lỗi Chu Hiểu Hoa.

Có thông tin cho biết Chu Nguyên Hưng còn có một con gái. Người phụ nữ 40 tuổi này được cho là đã xuất hiện trong đám tang Chu Nguyên Hưng ngày 10/2/2014. (Hết)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm