| Hotline: 0983.970.780

Bí ẩn bếp trưởng của Nhà Trắng

Thứ Hai 16/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Thật sự ít ai biết nữ bếp trưởng ở Nhà Trắng phục vụ ba đời tổng thống từ thời ông Bill Clinton, George W. Bush đến Barack Obama - lại là một người nhập cư gốc Philippines./ Thủ tướng Đức Angela Merkel thích các món ăn Đông Đức

Cristeta Comerford, 51 tuổi, người gốc Philippines, là nữ bếp trưởng đầu tiên ở Nhà Trắng đã làm việc qua ba đời tổng thống kể từ năm 1995 đến nay. Bà không chỉ nấu ăn mà chịu trách nhiệm về sức khỏe của tổng thống Mỹ cũng như người thân ở đệ nhất gia đình này. 

Trở thành bếp trưởng của Nhà Trắng là một hành trình dài với Comerford, người khởi nghiệp trong bếp từ vai trò trộn xa-lát cho các khách sạn ở Chicago, vào năm 23 tuổi bà mới tới Mỹ.

Anh trai bà là Juanito Pasia nhớ lại việc chở em gái đi làm ở khách sạn Sheraton gần sân bay O’Hare trong chiếc xe tải Ford màu xanh, nơi bà Comerford làm các món xa-lát ceasar và xa-lát rau kiểu Mỹ.

Sau đó bà chuyển tới Washington D.C, làm bếp trưởng ở hai khách sạn, rồi trải qua sáu tháng tu nghiệp món Pháp kinh điển tại Vienna, Áo. Năm 1995, bếp trưởng Nhà Trắng khi đó là Walter Scheib tuyển bà vào làm cho gia đình Clinton. Sau khi George W. Bush lên thay Clinton, Scheib bị đệ nhất phu nhân Laura Bush cho thôi việc.

Khi đó 450 người đã nộp đơn để thay Scheib nhưng cuối cùng Comerford được chọn. Bà là người phụ nữ và người không phải da trắng đầu tiên nắm giữ vị trí này.

Chính vậy bà Cristeta Comerford (bếp trưởng Nhà Trắng) đã nói: “Làm việc với tổng thống, tôi phải đảm bảo khi gia đình tổng thống về nhà, họ thấy hài lòng với những thức ăn họ được phục vụ. Cần phải hiểu rõ nhu cầu cá nhân của họ: Họ thích bánh pizza với vỏ cứng hay dày? Thích ăn rau gì?”.

Ngoài ra, các bếp trưởng còn có nhiệm vụ giữ "dáng" cho gia đình tổng thống. Trong khi những bếp trưởng ở các nhà hàng lớn như Gordon Ramsay hay Marco Pierre White nổi tiếng với phong cách đòi hỏi khắt khe khó chịu, Cristeta Comerford - người nấu ăn cho gia đình số một nước Mỹ có cách tiếp cận khác.

Bằng thứ tiếng Anh pha lẫn giọng nói của Philippines và thành phố Chicago, nơi Comerford lớn lên, bà Comerford chia sẻ: “Tôi nghĩ tài năng là quan trọng nhất với một bếp trưởng Nhà Trắng. Nhưng cùng lúc, bạn phải trầm tĩnh và đối xử tốt với những người làm việc cùng. Bạn chỉ có thể thành công nếu cả nhóm cùng làm tốt”.

“Tôi tự cho rằng, mình giống một huấn luyện viên bóng chày, giao phó công việc cho mỗi người ở mỗi vị trí, mọi người đều phải có vai trò của mình. Bạn phải cân nhắc điểm mạnh, năng lực và kiến thức của từng người, để hy vọng vào cuối bữa ăn, bạn sẽ đánh được một cú “home run” (cú đánh ăn điểm trực tiếp trong bóng chày)” - bà Comerford nói. Bà cũng thấy thoải mái khi gia đình tổng thống khá “dễ nuôi”.

Ông Obama thích ăn cua xanh và hải sản nhưng ông không ngại thử những món quốc tế từ há cảo của Trung Quốc cho tới các món ăn Việt Nam.

19-18-12_dot-nhp-bep-nuc-nh-trng-1
Tổng thống Obama thử tài bếp núc

Ở một quốc gia mà 2/3 số người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì, giữ dáng cho gia đình tổng thống là rất quan trọng. Nhưng bà Comeford không phải đo đếm các nguyên liệu của mình. “Sau 20-30 năm trong nghề, giờ tôi có thể chọn chính xác lượng nguyên liệu chỉ bằng cảm giác, mà không phải dùng cân”.

Chuẩn bị bữa ăn cho gia đình Tổng thống Obama đã đủ mệt, bếp trưởng Comerford còn là người tổ chức các bữa tiệc cấp Quốc gia ở Nhà Trắng mỗi khi ông Obama tiếp đón những vị khách quan trọng của nước ngoài.

Một trong những thách thức lớn nhất là hồi tháng 8/2014, khi bếp trưởng của Nhà Trắng phải chuẩn bị tiệc chiêu đãi cho 50 nguyên thủ tới từ châu Phi nhân cuộc gặp thượng đỉnh với ông Obama ở Nhà Trắng. Ngoài việc phải chuẩn bị nguyên liệu chu đáo, lên thực đơn, bà còn phải để mắt tới việc ai sẽ uống rượu bia và ai không (vì nhiều nhà lãnh đạo châu Phi theo đạo Hồi).

“Giống như thể bạn nấu một bữa tiệc chiêu đãi rồi nhân lên 50 lần”, Comerford nói trong gian bếp Nhà Trắng - nơi những người giúp việc của bà đang đứng một hàng dài cùng cắt ớt, sò điệp và nhặt đậu.

Bữa chiêu đãi gồm bốn món trang trọng, bao gồm súp cà chua, xa-lát rau, thịt bò Wagyu (đặc sản Texas) với sốt tỏi chermoula, một loại sốt quen thuộc ở Bắc Phi, cùng món tráng miệng. “Chúng tôi nấu món bò Mỹ với khẩu vị châu Phi”, bà Comerford giải thích bên cạnh những thứ gia vị như hồi, quế, cà phê và nghệ tây điển hình của lục địa đen....

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm