| Hotline: 0983.970.780

Catalonia hỗn loạn, châu Âu lo lắng

Thứ Hai 02/10/2017 , 11:51 (GMT+7)

Vùng lãnh thổ đông bắc Tây Ban Nha với dân số khoảng 7,5 triệu người đang trở thành điểm nóng không chỉ đối với nước này mà còn cả châu Âu. Vì sao Catalonia lại khiến châu Âu lo lắng đến vậy khi đòi tách khỏi Tây Ban Nha?

Tuần lễ hỗn loạn

Ngày 1/10, AFP đưa tin chính quyền Madrid đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát tới Catalonia nhằm ngăn chặn cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý (TCDY) về độc lập của xứ này diễn ra.

Phong trào đòi độc lập ở Catalonia đang khiến cả châu Âu phải lo lắng

Xô xát đã xảy ra nhiều nơi khi cảnh sát bao vây những người bỏ phiếu ở khu vực các hòm phiếu trên khắp Catalonia. Báo cáo ban đầu biết đã có ít nhất 38 người bị thương trong các cuộc đụng độ. Trước đó là một đêm căng thẳng khi hàng nghìn người xuống đường tuần hành phản đối chính quyền Madrid, đòi tổ chức TCDY. Truyền hình xứ Catalonia đã phát đi hình ảnh các đám đông ở khắp vùng quê, thị trấn hô hào đòi độc lập.

Trước đó chỉ trong ngày Thứ Bảy 30/10, Bộ Nội Vụ Tây Ban Nha cho biết cảnh sát đã đóng cửa hầu hết trong số 2.315 điểm bỏ phiếu khắp Catalonia. Một loạt những người đứng đầu phong trào đòi ly khai đã bị bắt giữ. Mặc dù vậy tại nhiều nơi, việc này không thực hiện được do việc chống đối quyết liệt của người dân. Nguồn tin địa phương cho biết, việc bỏ phiếu sẽ được thực hiện ở cả các trung tâm y tế hoặc khu dưỡng lão.

Theo AFP, bất chấp quyết tâm của một bộ phận đông đảo người dân Catalonia, chính quyền Madrid chắc chắn sẽ không công nhận kết quả cuộc TCDY, vốn bị xem là bất hợp pháp. Với dân số 7,5 triệu người, Catalonia vốn vẫn đang được khá nhiều đặc quyền như có quốc hội riêng, độc lập tương đối về chính trị, văn hoá.

Catalonia bao gồm cả thành phố Barcelona, đóng góp tới 20% vào GDP của Tây Ban Nha. Chỉ riêng chuyện này đã khiến chính quyền Madrid khó lòng “nhả” vùng này, chưa kể các vấn đề khác về địa-chính trị-xã hội. Trên thực tế, tại Tây Ban Nha đang tồn tại một khu vực trị là xứ Basque.

Từ thời nhà độc tài Franco, nơi này đã quyết liệt đòi ly khai. Trong lịch sử, xứ Basque đã xuất hiện nhiều phong trào vũ trang đòi độc lập, lớn mạnh nhất phải kể tới tổ chức vũ trang ETA, làm hơn 800 người thiệt mạng trong 50 năm. Chỉ tới năm 2011, ETA mới tuyên bố chấm dứt các hoạt động bạo lực. Tây Ban Nha chấp nhận cho xứ Basque quyền tự trị, gồm việc tự chịu trách nhiệm về nguồn thu thuế, và chỉ phải đóng một phần nhỏ cho chính quyền trung ương. Tuy nhiên, Basque nhỏ hơn nhiều so với Catalonia, và Tây Ban Nha cũng chưa bao giờ chấp nhận ý tưởng cho vùng này độc lập.
 

Sự lo lắng của châu Âu

Có nhiều lý do để châu Âu lo lắng trước diễn biến ở Catalonia, bất chấp việc Hội đồng châu Âu từ sớm đã khẳng định sẽ không can thiệp để đảm bảo Hiến pháp Tây Ban Nha được tôn trọng.

Theo DW, Catalonia không phải khu vực duy nhất ở châu Âu đang âm ỉ tư tưởng ly khai, đòi độc lập. Nếu một cuộc TCDY được tổ chức ở Catalonia thành công, dẫn tới tách khỏi Tây Ban Nha, thì đây có thể sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều vùng khác đòi ly khai, đẩy châu Âu vào bất ổn. Đó có thể là xứ Scotland ở Anh, Padania hay South Tyrol tại Ý, Corsica tại Pháp…Với Scotland, ý tưởng đưa nơi này độc lập với Anh xuất hiện ngay sau sự kiện Brexit năm 2016, vốn gây chấn động cả châu Âu và thế giới. Scotland đã là một phần của Vương quốc Anh trong khoảng 300 năm, và việc vùng này độc lập rõ ràng là một viễn cảnh tồi đối với chính quyền London.

Nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange trong cuộc hội thoại trực tuyến ở bên ngoài trường đại học Barcelona hôm 26/9. Assange ủng hộ cuộc TCDY ở Catalonia

Điều khiến châu Âu lo lắng hơn cả, là đằng sau phong trào đòi độc lập ở Catalonia, đã có những dấu hiệu cho thấy bàn tay của Nga. Đại sứ Nga tại Tây Ban Nha, Yuri Korchagin trong bài phỏng vấn đăng trên Sputnik mới đây đã bác bỏ hoàn toàn sự liên quan của Nga tới cuộc TCDY ở Catalonia. “Nga chẳng có lợi ích nào trong việc này”, ông Korchagin tuyên bố.

Tuy nhiên theo Politico, an ninh châu Âu đã đưa ra nhiều cảnh báo về việc Moscow đang can dự ngày càng nhiều vào các sự kiện ở châu Âu, sau khi quan hệ giữa đôi bên căng thẳng vì vụ sáp nhập bán đảo Crimea (Ukaine). Nguồn tin an ninh cho biết hệ thống mạng lưới internet có sự bảo trợ của Nga không ngừng đưa các tin tức giả, tuyên truyền tác động tới các cuộc bầu cử ở Đức, Pháp. Một quan chức cấp cao Tây Ban Nha giấu tên nói với Politico, Madrid đã phát hiện những bằng chứng Nga nhúng tay vào cuộc TCDY ở Catalonia.

Dễ nhận thấy là cùng với các bài tuyên truyền trên internet, báo Nga đã đưa tin khá nhiều về những cáo buộc tham nhũng nhằm vào chính quyền trung ương Tây Ban Nha. Châu Âu càng tin vào điều này hơn khi vừa qua, Julian Assange, được cho có mối quan hệ với Moscow, cũng công khai lên tiếng ủng hộ cuộc TCDY ở Catalonia. Những tuyên bố của ông Assange rất nhanh chóng được báo Nga lấy lại, lan toả đi khắp nơi.

(Theo AFP, DW, Politico)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm