| Hotline: 0983.970.780

Chăm chồng tâm thần, nuôi hai con đại học

Thứ Sáu 26/02/2010 , 09:43 (GMT+7)

Mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà đoàn tụ trong không khí đủ đầy và hạnh phúc thì chị Nguyễn Thị Phương ở đội 2 xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định lại thấy bao buồn tủi ập về.

Chị Phương chăm sóc người chồng bên ngôi nhà xập xệ

Mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà đoàn tụ trong không khí đủ đầy và hạnh phúc thì chị Nguyễn Thị Phương ở đội 2 xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định lại thấy bao buồn tủi ập về, lòng chị nhói đau khi nhìn lại gia cảnh của mình.

Người chồng tâm thần lúc nào cũng lầm lũi. Hai đứa con vừa ở trường đại học về dù biết chúng bằng lòng với sự nghèo khó cũng như thương cảm với mẹ nhưng chị Phương vẫn thấy tủi và thương các con.

Năm 1985, anh Trần Văn Đệ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê gặp chị Phương cùng làng, hai người nên duyên vợ chồng. Sau 3 năm hạnh phúc, anh chị sinh được 2 người con trai thì anh đổ bệnh ốm đau triền miên, rồi mắc căn bệnh tâm thần; thuốc thang cho chồng và nuôi hai đứa con chị chỉ trông vào mấy sào ruộng. Nhưng rồi bận bịu chăm chồng nuôi con, chị không có thời gian trồng cấy. Cuộc sống bế tắc chị dắt chồng bồng con ra ở chiếc lều trông cá ngoài đồng. Cuộc sống cứ thế trôi đi kéo theo bao nỗi lo toan nhọc nhằn, các con càng lớn gánh trên vai chị càng đè nặng hơn, ăn đã chẳng đủ mà ở cũng chẳng yên. Căn nhà tồi tàn rộng chừng 10m2 nơi che chở cho bốn con người mỗi khi mưa to thì dột khắp nơi; những lúc như vậy chị lại phải ngồi để che mưa cho chồng và con ngủ. Khi gió lớn chị phải cho các con sang nhà hàng xóm ở nhờ.

Thiếu thốn đủ điều nhưng chị quyết cho các con ăn học, chị nghĩ chỉ có cách đó chúng mới thoát được nghèo. Khi hai con đến tuổi đi học, nhà trường cũng miễn giảm một số khoản đóng góp, bà con làng xóm thương tình cũng đến giúp đỡ, người cho bát gạo, củ rau để chị nuôi chồng và các cháu ăn học. Vất vả thiếu thốn đã khiến chị già đi rất nhiều so với tuổi 47 của mình, vậy mà hàng ngày chị và các con luôn phải chịu những trận đòn vô cớ của chồng. Mỗi khi anh lên cơn thì đập phá, đánh vợ con bất kể ngày đêm. Có lần giữa đêm khuya mẹ con đang ngủ cũng bị anh đánh, phải mở cửa sang hàng xóm. Một lần anh đánh chị rồi dìm xuống ao may mà có mấy người đi đường trông thấy…

Cuộc sống khốn khó của gia đình khiến hai anh em Đức và Đảng có sự mặc cảm. Hôm chị Chủ tịch Hội Phụ nữ xã dẫn chúng tôi đến thăm gia đình, các em bỏ sang hàng xóm mặc dù đã mẹ sang “nói khó”, các em cũng không về để chúng tôi trò chuyện. Được cái hai anh em đều thương mẹ và chịu khó học tập, quá trình học ở trường phổ thông hàng năm hai anh em đều đạt học sinh giỏi. Khi chuẩn bị thi vào đại học nhà nghèo không có tiền thuê thầy hoặc ôn tập trung, các em tự ôn ở nhà nhưng khi thi vào đại học thì em Trần Văn Đức đã đạt điểm rất cao nhất. Hiện Đức đang học năm thứ 3 trường Đại học Hàng hải. Cả 3 năm em đều được nhận học bổng, người em Trần Văn Đảng cũng thi đỗ vào trường này và đang theo học năm thứ nhất, hai  anh em đều được vay vốn sinh viên, được nhà trường miễn 50% học phí.

Các khoản ưu đãi này đã giảm bớt được một nửa số tiền mà các em phải đóng góp, còn tiền trọ, tiền ăn nữa, hai anh em phải ăn uống tằn tiện, tranh thủ đi làm thuê kiếm thêm nhưng cũng không đủ. Còn chị Phương hàng ngày quang gánh đi từ đầu xóm đến cuối làng mua mấy nải chuối và ít hoa quả xanh về rấm chín rồi mang ra chợ bán, số lãi ít ỏi không đủ nuôi hai vợ chồng. Thương con, muốn cho chúng học đến nơi đến chốn chị đã phải vay mượn anh em bạn bè cho con ăn học, mọi người cũng thương cảm cho vay không lấy lãi, số tiền hiện đã lên tới 70 triệu đồng, đây là món nợ quá lớn đối với một gia đình thuần nông thuộc diện nghèo nhất xã.

Chị Phương buồn rầu nói với chúng tôi: “Mọi người cho vay tiền chưa đòi nhưng em vẫn phải xoay để trả dần nhưng hàng tháng chỉ biết trông vào 120 ngàn đồng tiền chợ cấp xã hội, anh ấy lại ốm đau, các con càng học những năm cuối càng tốn kém, em đang tính phải bán mảnh đất đang ở để trả nợ cho người ta, nhưng bán đất đi gia đình không biết ở đâu?”. Một bài toán, một câu hỏi đang giằng xé trong đầu chị …

Hoàn cảnh của gia đình chị Phương rất mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi giúp đỡ xin quý vị gửi trực tiếp tới chị Phương theo địa chỉ trên hoặc Văn phòng đại diện Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng – TP Cần Thơ, ĐT: 07103835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp tới quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm