| Hotline: 0983.970.780

Cụ bà nghèo nuôi cháu ngoại mồ côi

Thứ Sáu 06/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Cái lạnh cũng không thể khiến cụ Chắt thôi làm lụng được, chỉ với chiếc quần xa- tanh mỏng manh, chiếc áo len không đủ để giữ ấm, nhưng hàng ngày cụ vẫn phải lê từng bước khó nhọc kiếm ăn.

Gió mùa đông thổi lùa vào căn nhà tàn tạ, rách nát từng cơn lạnh buốt, bà lão 80 tuổi lê lết với bàn chân co quắp không thể đứng lên được, hàng ngày vẫn cặm cụi, chăm lo cho đứa cháu ngoại của mình từng bữa ăn, giấc ngủ khiến ai nấy có mặt cũng chạnh lòng xót xa…

Đó là gia cảnh đáng thương của cụ Vũ Thị Chắt (80 tuổi), trú tại số nhà 140, tổ 41, đường Ngô Thì Nhậm, phường Kỳ Bá, TP. Thái Bình.

Trong tiết trời lạnh buốt, chúng tôi tình cờ được nhóm Thiện Nguyện Thái Bình giới thiệu về một hoàn cảnh hết sức éo le đang cần được sự quan tâm, sẻ chia của xã hội. Có dịp công tác về đây¸ chúng tôi mới ghé thăm tình cảnh của cụ Chắt. Cụ Chắt năm nay tròn 80 tuổi, căn nhà chật hẹp, tồi tàn cũ nát ấy bên trong chứa đầy nỗi bất hạnh.

Cái lạnh cũng không thể khiến cụ Chắt thôi làm lụng được, chỉ với chiếc quần xa- tanh mỏng manh, chiếc áo len không đủ để giữ ấm, nhưng hàng ngày cụ vẫn phải lê từng bước khó nhọc, để còn kịp chuẩn bị bữa cơm cho đứa cháu ngoại mỗi khi đi học về.

Thấy khách đến chơi, cụ Chắt mừng lắm, cụ phấn khởi cười nói, tuy câu nói không được mấy rõ ràng. Cụ bảo: “Các cháu đến chơi tôi vui lắm. Không ngại ngần, chê tôi nghèo thì ở đây ăn cơm cùng hai bà cháu tôi cho vui như con cháu trong nhà. Hôm qua, cũng có nhiều cháu bên trường cao đẳng sang bắc hộ ống nước, chứ không nó hỏng mấy hôm nay rồi”.

Nụ cười móm mém, tiếng khàn đặc run yếu của cụ nói lên bằng tất cả tình thương yêu, sự chân thật, mộc mạc đủ cho người ta cảm nhận được đối với cụ, Trần Đức Anh là tất cả, là niềm hi vọng cuối cùng trong cuộc đời chẳng may mắn này.

Trần Đức Anh (sinh năm 2003), hiện đang là học sinh lớp 6 của trường THCS Tây Sơn. Mẹ Đức Anh là chị Nguyễn Thị Lan, 45 tuổi, mới mất cách đây gần 100 ngày. Nhắc về người con gái có số phận bất hạnh, cụ Chắt tay lấm lem nhọ nhồi liền lau vội giọt nước mắt đang trực trào trên khoé mắt lèm nhèm.

Cụ đã bật khóc khi tâm sự: “Năm 18 tuổi tôi lấy chồng, sau đó sinh được 2 người con gái. Không lâu sau ông nhà tôi mất. Nuôi con đến khi trưởng thành, đứa cả thì lấy chồng ở huyện Đông Hưng, nhà nghèo lắm. Còn cái Lan quá tuổi mới có người lấy, và ở rể tại đây. Đức Anh được 1 tuổi thì bố mất, mẹ nó khi còn sống làm đủ thứ nghề nặng nhọc rồi quay ra lao lực. Do nhà nghèo không có tiền chạy chữa nên cháu vừa mới mất xong”.

Câu chuyện đầy nước mắt được cụ Chắt kể lại bị cắt ngang bởi tiếng chào của Đức Anh khi đi học về. Dù còn ít tuổi nhưng Đức Anh tỏ ra rất ngoan ngoãn, biết thương bà.

Đặt vội cặp sách lên chiếc bàn cũ kĩ, Đức Anh lại gần hương án của mẹ và thắp lên một tuần nhang thơm rồi vái lạy. Đức Anh hồn nhiên hỏi: “Chú làm bên đội Thiện Nguyện sang chơi với bà cháu ạ? Hôm qua cũng có nhiều anh chị sang cho cháu sách vở, cháu thích lắm ạ”.

15-23-28_hi-b-chu-cu-cht-cn-lm-nhung-tm-long-ho-tm-chung-ty-giup-do
Hai bà cháu cụ Chắt

Cụ Chắt cho biết hàng ngày ngoài việc học ra, Đức Anh vẫn thường xuyên giúp đỡ bà ngoại, tuy lực học của Đức Anh không được xếp loại giỏi nhưng học cũng rất khá, nói đến đây cụ Chắt rưng rưng: “Tôi chỉ sợ không đủ sức nuôi cháu ăn học, rồi tuổi cao sức yếu, ông trời bắt chết lúc nào không hay biết. Lúc ấy không biết cháu sẽ như thế nào khi không có bà ở bên cạnh”.

Căn nhà nghèo nàn của hai bà cháu ngoài chiếc giường mới ra, những vết tường chắp vá tạm bợ bằng lớp vôi vữa, cùng chiếc bạt căng lên để che chắn mái nhà vì dột nát, hay gian bếp chống vá tạm bợ từ các ống luồng chỉ trực chờ đổ, tất cả như đang vây hãm một cuộc đời khốn khổ của hai bà cháu Đức Anh.

Rồi đến cả bữa cơm ăn hàng ngày cũng khiến người chứng kiến phải rơi nước mắt, bà Chắt cho biết, rau và nước mắm, muối chính là thức ăn chủ yếu, thi thoảng cụ mới mới dám mua quả trứng, hay lạng thịt về cho hai bà cháu ăn dè.

“2 năm trở lại đây, đôi chân tôi không thể đứng lên được, chỉ có thể ngồi mà lết vì vậy rất khó nhọc. Ngoài ra mắc cả bệnh dạ dày. Thấy hoàn cảnh như vậy, hàng xóm ở quanh con phố này nhìn thấy thương tình vẫn thường qua lại giúp đỡ. Từ ngày cái Lan mất, Đức Anh nhớ mẹ nó nhiều, đêm nào ngủ cũng mê sảng, giật mình nhắc tới mẹ luôn.

Thương lắm nhưng không biết làm gì được, chỉ mong cháu có bộ quần áo đẹp để mặc. Mong sao cho cháu nó học hành không bị đứt gánh để đỗ đạt, có ích cho xã hội mai này là tôi mãn nguyện rồi”, cụ Chắt nhìn lên di ảnh cô con gái nói trong nghẹn nghào.

Ông Phạm Văn Sinh, tổ trưởng tổ dân phố, phường Kỳ Bá cho biết: “Hoàn cảnh của cụ Chắt hết sức éo le khổ cực. Nhà chỉ có hai bà cháu, mẹ Đức Anh vừa mất. Trước tình cảnh trên, tổ dân phố hết sức quan tâm và động viên chia sẻ. Cụ Chắt hiện được hưởng mức lương đối với người cao tuổi hàng tháng là 180 nghìn đồng/tháng, tuy nhiên chẳng thấm là bao cả.

Qua báo chí, tôi rất mong các nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân gần xa cùng chung tay giúp đỡ cho tình cảnh của hai bà cháu, để Đức Anh không bị đứt gánh việc học tập giữa chừng".

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm