| Hotline: 0983.970.780

Cuộc triển lãm đặc biệt: Nước mắt một thời

Thứ Năm 11/09/2014 , 13:10 (GMT+7)

Không chỉ là nụ cười mà phía sau những hình ảnh, tư liệu tại Triển lãm "Cải cách ruộng đất 1946-1957" còn chứa đựng cả những giọt nước mắt./ Lần đầu tiên công bố hình ảnh cải cách ruộng đất

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội (số 25 Tông Đản, Hà Nội) vừa khai mạc triển lãm mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957" với mục đích "cung cấp thông tin đa chiều về một giai đoạn đặc biệt trong tiến trình lịch sử dân tộc". Đằng sau những hiện vật này là nụ cười và không ít những giọt nước mắt.

Có mặt tại triển lãm từ rất sớm, thế hệ thứ ba của những gia đình bị xét oan vào thành phần “tư sản cường hào gian ác” chọn gian trưng bày “Sai lầm và sửa chữa sai lầm” để nán lại thật lâu trước những tư liệu. Những sự thật được phơi bày làm thức dậy những nỗi đau tưởng đã ngủ yên.

Tái hiện những thành tựu

Trong đợt triển lãm này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu đến công chúng gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và bảo tàng ở các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình.

150 hiện vật không phải là con số lớn đối với 11 năm cải cách ruộng đất tại các vùng nông thôn Bắc bộ. Nhưng đây là những tư liệu vô giá bởi việc tìm kiếm hết sức khó khăn do sức tàn phá của thời gian.

TS. Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, giải thích những thắc mắc về số lượng hiện vật: “Thật ra tài liệu, tư liệu còn nhiều lắm, triển lãm mới chỉ giới thiệu một phần. Trong đó chúng tôi giới thiệu thành tựu là chính, còn sửa sai thì triển lãm chỉ tiếp cận một phần. Những tài liệu, hiện vật liên quan đến việc đó không thể nào đưa ra hết và cho phép công chúng tiếp cận được”.

Các hiện vật được tổ chức theo hai phần chính: Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất và Cải cách ruộng đất 1946-1957.

Với cách sắp xếp hai bên đối lập nhau, triển lãm đã tái hiện lại cuộc sống xa hoa, sang trọng của các địa chủ đối lập với cuộc sống nghèo đói, khổ sở cùng cực của nông dân ta trong thời kỳ trước cải cách ruộng đất.

Bên cạnh đó, một phần của cuộc trưng bày nêu rõ các chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất thông qua trưng bày nhiều ảnh tư liệu về các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ.

Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, tâm sự với tư cách là một nhân chứng: “Sau hơn nửa thế kỷ của cuộc cải cách ruộng đất, chúng ta đủ tư liệu và thời gian để có cái nhìn toàn diện, đánh giá khách quan về giai đoạn lịch sử này.

Phải khẳng định cải cách ruộng đất là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ. Sau khi nước nhà độc lập, tất yếu phải thực hiện cải cách ruộng đất để chia đất cho dân nghèo, nhất là với tầng lớp bần cố nông vốn dĩ trong tay không có chút đất nào canh tác, SX”.

sm-1652173546246
Bữa ăn của một gia đình bần cố nông sau đợt cải cách ruộng đất năm 1946

Nỗi đau người ở lại

Không chỉ là nụ cười mà phía sau những hình ảnh, tư liệu còn chứa đựng cả những giọt nước mắt.

Ông Đình Na, cựu phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam nghẹn ngào kể lại: “Tôi là người ở làng Kim Liên cũ (nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Khi đó đình làng Kim Liên là nơi đấu tố địa chủ. Gia đình tôi là một chủ thể liên quan đến cuộc đấu tố.

Lúc 9 tuổi, tôi đã là một “tội phạm” trong mắt những người đi đấu tố. Hình ảnh về một ngày trời nắng như đổ lửa, đứa trẻ mới 9 tuổi đầu như tôi bị bêu ra giữa sân đình cùng với những lời chửi rủa.

Để rồi sau này, ông bà tôi khi ra đường có gặp thằng bé con chăn trâu cũng phải khoanh tay lại mà chào “ông”. Kí ức ấy đã khiến tôi có một “tuổi thơ dữ dội”. Đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến hai từ “đấu tố”, tôi không khỏi rùng mình”.

“Thực tế chúng ta đã tiến hành sửa sai, nhưng với những người bị oan thì nỗi đau còn âm ỉ dai dẳng, nặng nề trong thân nhân họ. Nếu nói còn trăn trở, day dứt gì cho giai đoạn này thì đó chính là việc chính sách, chế độ dành cho gia đình người chịu oan sai chưa được làm đầy đủ, trọn vẹn. Hẳn đó cũng là điều mà người thân của những người phải chịu oan sai còn lấn cấn”, ông Lê Như Tiến.

Ông Đình Na cho biết, bà nội ông vốn là người nuôi cán bộ cách mạng hoạt động ở khu vực ngoại thành. Nhưng không may, lại có chút đất đai, nên nghiễm nhiên trở thành “địa chủ”. Trong lúc những người nông dân khác nô nức đi nhận ruộng, đi nhận nhà thì gia đình ông đã bị tước hết tài sản. Chưa kịp vui niềm vui của sự tự do, gia đình ông lại đối mặt với án tử treo lơ lửng trên đầu.

Một nhân chứng sống nữa của Cuộc cải cách ruộng đất là ông Nguyễn Thủy Chung - cháu nội cụ Nguyễn Thị Năm (tức Cát Hanh Long), người đầu tiên bị xếp vào thành phần “địa chủ cường hào gian ác” chia sẻ: “Phần nội dung về “Sai lầm và sửa chữa sai lầm” quá khiêm tốn. Những tư liệu được đưa ra cho công chúng xem vẫn không khác gì cách nhìn rụt rè về cải cách ruộng đất từ... 50 năm trước”.

Cụ Nguyễn Thị Năm vốn là chủ hiệu buôn Cát Hanh Long lừng lẫy đất Hải Phòng, từng là người đóng góp tiêu biểu cho “Tuần lễ vàng” đầu tiên của đất Cảng với hơn 100 lượng vàng. Sau năm 1945, cụ Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, tiếp tục gây dựng sự nghiệp và giúp đỡ cách mạng. Nhưng khi thực hiện thí điểm đấu tố cải cách ruộng đất, cụ lại bị xử bắn với tội danh “tư sản địa chủ cường hào gian ác”.

Và mãi đến năm 1987, UBND tỉnh Bắc Thái cũ (nay là tỉnh Thái Nguyên) đã ra quyết định sửa lại thành phần cho cụ. Tuy nhiên, “mất người mới là cái mất đau đớn và hiện hữu rõ nhất với gia đình tôi”, ông Chung nói trong nước mắt.

“Có thể những phần trưng bày này sẽ không thỏa mãn được hết mong muốn của người dân. Thế nhưng cuộc cách mạng có thắng lợi thì bao giờ cũng có những tổn thất. Mà những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này. Thôi thì cũng phải nói với họ rằng sự hi sinh của họ mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó”, TS. Nguyễn Văn Cường phân bua.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm