| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề bà con cần

Thứ Ba 23/10/2012 , 10:05 (GMT+7)

Tại vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề đã mở hàng trăm lớp với hàng nghìn lượt người tham gia học nghề nông.

Tại vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề đã mở hàng trăm lớp với hàng nghìn lượt người tham gia học nghề nông. Nhiều người học xong đã phát huy hiệu quả với nghề chăn nuôi- thú y, nuôi ong lấy mật.

Nhiều bà con nông dân sau khi học đã mở rộng quy mô chăn nuôi, biết cách phòng trừ dịch bệnh. Tại thị xã Thái Hoà có các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu; huyện Nghĩa Đàn có các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nghĩa Sơn. Đặc biệt xóm Yên Thọ - xã Nghĩa Mỹ có 16 hội viên nông dân; trong đó có nhiều bà con dân tộc Thổ tham gia học nghề. Học xong lớp chăn nuôi- thú y, bà con tự nguyện xây dựng tổ hợp chăn nuôi gà thả vườn. Hiện tại tổ SX xóm Yên Thọ có 6.000 con gà thịt và hàng vạn gà giống.

Phong trào nuôi ong lấy mật cũng phát triển rộng khắp, nhiều địa phương đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong như: Tây Hiếu, Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ (thị xã Thái Hoà); Quỳnh Châu (huyện Quỳnh Lưu) và Hội Nuôi ong huyện Yên Thành. Qua khảo sát vùng Phủ Quỳ số đàn ong nuôi tại các hộ gia đình lên tới 6.000 đàn, ngoài lợi ích kinh tế như mật ong, phấn hoa, thụ phấn cho cây trồng còn có lợi ích khác về mặt khoa học, lưu trữ phát triển nguồn gen ong nội địa (Apis Cerana) góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vùng Phủ Quỳ.


Giờ thực hành lớp nuôi ong tại xã Hùng Thành, Yên Thành - Nghệ An

Tuy nhiên trên thực tế vẫn nảy sinh bất cập là nhiều nông dân không mặn mà đi học nghề, đặc biệt là nghề trồng trọt. Năm 2011 và 10 tháng năm 2012, vùng Phủ Quỳ hầu như chưa tổ chức mở lớp trồng trọt. Vấn đề đặt ra là tại sao nông dân không mặn mà đi học?

Tháng 6/2012, tôi có tham gia tập huấn kỹ thuật cho một huyện về trồng trọt và nuôi ong, trước khi bước vào tập huấn tôi có hỏi các học viên "Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ trọng tâm là gì?". Tôi hỏi lên đến 3 lần nhưng các học viên vẫn không biết, kể cả Chủ tịch Hội Nông dân các xã và Chi hội trưởng Hội nông dân các xóm, hội làm vườn...

Qua đó cho thấy các cấp chính quyền chưa quan tâm phổ biến quyết định này đến nông dân, coi là của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và Phòng LĐ-TB&XH huyện. Các nơi đào tạo nghề chưa đến tận cơ sở, từng địa phương để tư vấn kỹ thuật, tìm hiểu nông dân cần gì, vì mỗi địa phương có địa hình tự nhiên và đặc thù khác nhau, do đó có yêu cầu học nghề khác nhau.

Qua tiếp xúc với các bà con huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, họ đang chuyển đổi diện tích mía năng suất thấp và bị bệnh chồi cỏ sang trồng cao su, đang cần học nghề trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; đặc biệt nghề cạo mủ cao su nhưng không biết học ở đâu?

Nhiều đợt bùng phát dịch hại trên cây ăn quả và cây công nghiệp ở Phủ Quỳ, tại sao không mở lớp phòng trừ dịch hại trên cây trồng? Để dạy cho nông dân cái bà con cần, dạy như thế nào và cách chuyển giao TBKT đến bà con, tôi may mắn được tham gia giảng dạy một số lớp. Khi dạy phần nào tôi đặt câu hỏi phần đó để bà con thảo luận, sau đó tôi gợi ý để khích lệ sự thu hút sự chú ý của họ. Khi dạy lý thuyết hay thực hành tôi đều chia tổ để từng tổ thảo luận.

Bà con trả lời xong, giáo viên làm trọng tài chấm điểm cho từng tổ và phân tích phần được, phần chưa được. Sau đó, giáo viên trả lời toàn bộ câu hỏi. Phần trả lời của giáo viên chính là bài học. Với phương pháp dạy như vậy, lớp học rất sôi nổi, hào hứng, bà con thuộc bài ngay tại lớp. Dạy nghề cho nông dân, nếu biết cách dạy và dạy cái bà con cần sẽ thu hút bà con đến lớp ngày một đông, góp phần vào thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm