| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng dạy nghề nông

Thứ Ba 28/05/2013 , 10:15 (GMT+7)

Khảo sát về đào tạo nghề nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho thấy bà con rất tự tin mạnh dạn áp dụng các kiến thức đã học vào SX.

Khảo sát về đào tạo nghề nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho thấy bà con rất tự tin mạnh dạn áp dụng các kiến thức đã học vào SX.

Ông Nguyễn Xuân Khương nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) cho biết: Trong thời gian qua xã đã tổ chức 5 lớp chăn nuôi thú y, 2 lớp nuôi ong, 1 lớp bảo vệ thực vật. Thành công của học nghề là làm thay đổi được nhận thức, cách chăm sóc, phòng trừ dịch hại trên vật nuôi và cây trồng của bà con, họ đã có ý thức dập dịch ngay tại gia đình. Từ đó xã Quỳnh Thắng không còn xảy ra dịch hại.

Ở huyện Quỳnh Lưu, bà con các xã rất phấn khởi khi được học nghề chăn nuôi thú y do Trường Trung cấp nghề Kinh tế - kỹ thuật Bắc Nghệ An "phủ sóng". Các xã phía Tây Bắc của huyện đã học xong nghề nuôi ong lấy mật như xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân, Tân Sơn, Quỳnh Tam, Ngọc Sơn, Quỳnh Châu. Con ong mật cũng đã bay về tận hai xã ven biển có rừng là Quỳnh Vinh, Mai Hùng. Nghề nuôi ong phát triển đã kích thích trồng cây gây rừng, đã trở thành những làng nuôi ong, có nhiều điển hình nuôi ong giỏi có thu nhập khá.


Ông Nguyễn Xuân Khương ở xã Quỳnh Thắng hướng dẫn nuôi ong

Điển hình là anh Mai Đức Tụy, xã Mai Hùng từ 5 đàn ong đến nay luôn biến động 70 - 100 đàn, đã biết cách tạo chúa chia đàn, thu nhập mỗi năm hơn trăm triệu đồng; anh Ngô Quang Hà, xã Tân Sơn luôn biến động từ 50 - 70 đàn, mỗi năm bán mật, giống đủ nuôi con ăn học; ông Nguyễn Văn Hữu (82 tuổi), xã Quỳnh Châu luôn biến động từ 50 - 80 đàn, mỗi năm thu nhập mật ong và bán giống trên 100 triệu đồng;

Thầy giáo Nguyễn Đăng Minh ở xã Quỳnh Vinh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Vinh luôn biến động từ 30 - 40 đàn. Thầy tâm sự: Nghỉ hưu tôi đi học nghề nuôi ong, nghề gì cũng phải học. Cô giáo Tình xã Nghĩa Dũng (Tân Kỳ) sau khi học xong lớp nuôi ong từ 2 đàn, sau một năm tăng lên 40 đàn và rất nhiều điển hình khác như anh Trang ở xã Nghĩa Bình, anh Tống, anh Vận ở thị xã Thái Hoà luôn biến động từ 30 - 70 đàn.

Tuy nhiên công tác dạy nghề Quỳnh Lưu nói riêng, vùng Phủ Quỳ nói chung có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực nhưng chưa thật đồng đều giữa các nghề, có nhiều nghề trong danh mục đào tạo nhưng không triển khai mở được như trồng trọt, bảo vệ thực vật, nghề làm vườn....

Trao đổi một số bà con nông dân vùng Phủ Quỳ, vụ xuân 2013 khí hậu biến động phức tạp, tháng 2, 3, 4 trời khô hạn, nóng ẩm kéo dài làm cho bệnh phấn trắng bùng phát lây lan trên cao su làm cho lá non rụng hàng loạt, bà con đang lúng túng cách phòng trừ.

Ở huyện Nghĩa Đàn khi vải, nhãn nở hoa rộ có bọ xít gây hại, bà con đã phun thuốc phòng trừ, làm cho nhiều đàn ong hút mật ngộ độc thuốc. Ở huyện Yên Thành một số bà con sử dụng thuốc trừ bọ xít trên vải, nhãn khi nở hoa cũng làm nhiều đàn ong ngộ độc thuốc, bỏ tổ lên rừng.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.