| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai 'mót' những giọt nước còn sót lại

Thứ Sáu 21/04/2017 , 09:15 (GMT+7)

Mùa khô bắt đầu cũng là thời gian người dân khu vực Tây Nguyên đối mặt nỗi lo thiếu nước tưới cho các loại cây trồng...

* Khuyến khích dùng công nghệ tưới tiết kiệm
 

17-41-53_1
Nguồn nước tưới cho cây trồng ở Tây Nguyên thời điểm này đang là vấn đề nan giải

Để cứu vườn cây của mình, họ phải tìm đủ mọi cách đi “mót” những giọt nước còn sót lại ở các hồ trũng nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Nhiều nơi, không tìm đâu ra nguồn nước, người dân đành thụ động dài cổ chờ mưa, ngậm ngùi nhìn vườn cây của mình héo hon từng ngày.
 

Nước cạn, cây khát

Theo ghi nhận của chúng tôi, nắng nóng kéo dài ở khắp các vùng Tây Nguyên thời gian qua đã khiến cho nhiều ao hồ, giếng nước bắt đầu cạn dần. Mỗi năm cứ tới thời điểm này, nhu cầu về nước tưới cho một diện tích cây trồng công nghiệp tại đây lại gặp vô vàn khó khăn. Các biện pháp chống hạn mà người dân áp dụng trước đây không mang lại hiệu quả.

Có mặt tại vườn cà phê 1ha của ông Vũ Trọng Thành (thôn Tàu Lá, xã Ia Roòng, huyện Chư Puh, tỉnh Gia Lai) chúng tôi chứng kiến nhiều cây đã héo lá, một số cành cây khô khốc. Tất cả tình trạng trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu nước.

Trước đây, để chống hạn, ông Thành đã đầu tư kinh phí đào giếng sâu 22m để lấy nước. Nếu như năm trước, giếng nước này cung cấp vừa đủ cho vườn cà phê của ông thì bây giờ giếng đã cạn, chỉ đủ nước sinh hoạt, ăn uống.

Để có nước tưới cho một phần vườn cà phê, ông Thành phải thuê giếng nước của người dân khác để tưới với kinh phí từ 50.000 đến 100.000 đồng/tiếng. Một phần diện tích còn lại ông không biết lấy nước đâu nên đành ngồi cầu trời đổ mưa. Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh (làng Tao Lá, xã Ia Roòng) cho biết, hiện giếng nước sâu 25m của gia đình cũng không còn nước. Gia đình chị phải bỏ ra 1,5 triệu đồng thuê giếng người khác tưới cho vườn cà phê của mình.

Ở một số vùng khác thường xuyên sử dụng nước tưới từ các ao hồ thì đến bây giờ những ao hồ này gần như trơ đáy, chỉ còn một ít nước đọng lại.

Cụ thể như tại hồ Bàu Nai (đội 5, thôn Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), hiện nước chỉ còn đọng ở phần trũng và mương chính, còn hai bên trơ đáy, cỏ mọc um tùm. Tại đây, những người dân xung quanh phải đua nhau kéo máy bơm xuống đến giữa lòng hồ gạn số nước còn lại tưới cho hàng trăm ha cà phê, chè, tiêu nhưng không thể đủ.

Trò chuyện với PV, anh Lê Văn Chiến (đội 5, thôn Ia Mua) cho biết: “Ra tết đến nay chưa có trận mưa lớn nào. Một tháng trước nước vẫn còn nhưng đến nay thì hồ cạn. Sợ hết nước, tôi tranh thủ tưới ngày đêm. Đợt này dự kiến tưới 3 ngày 2 đêm. Nếu không đủ nước tưới, tôi tiếp tục mua thêm vài trăm mét ống đưa ra giữa mương trũng ở lòng hồ để hút thêm được nguồn nước nào cứu cà phê nữa thì càng tốt”, anh Chiến nói.

Tình trạng thiếu nước tại Tây Nguyên đang trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết. Nếu thời gian tiếp theo không có mưa thì khả năng gây hạn cục bộ là tất yếu. Một số địa phương thuộc vùng cao như Ia Le, Ia Blứ (Chư Pưh, Gia Lai) người dân phải gắng chờ nước ngầm chảy ra nhưng lượng nước chỉ đủ tưới từ 5 – 6 giờ. Phải mất một thời gian dài mới tiếp tục có nước ngầm để tưới.
 

Tìm giải pháp hữu hiệu

Nhằm đối phó với tình trạng hạn hán đang xảy ra, các ban ngành chức năng tỉnh Gia Lai đang tìm mọi cách để người dân cùng thực hiện, phần nào giảm thiểu được thiệt hại.

17-41-53_2
Người dân phải kéo ống xuống đến lòng hồ mới có nước nhưng cũng chẳng được bao nhiêu

Ông Nguyễn Long Khánh, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Pưh, cho biết: “Chúng tôi đã tăng cường mỗi xã một cán bộ hướng dẫn chuyển đổi cây trồng cho phù hợp. Khuyến cáo dân tăng cường che bóng, ủ gốc cho vườn tiêu, cà phê để giảm thiểu thất thoát hơi nước. Mở rộng, nạo vét ao hồ để tích trữ nước. Khuyến khích người dân sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm”.

Ngay từ đầu vụ, xác định được những tác động xấu sẽ xảy đến trong mùa khô, ngành nông nghiệp của tỉnh đã triển khai các biện pháp hạn chế thiệt hại do hạn như khuyến cáo dân sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu hạn tốt.

Đối với cà phê, tiêu thì khuyến cáo tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh để tăng khả năng hút nước của rễ, hạn chế sự thoát hơi nước. Đẩy mạnh các biện pháp canh tác bền vững như trồng cây che bóng. Tuyên tuyền dân sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, nhỏ giọt.

Thực hiện theo chỉ đạo này, toàn tỉnh Gia Lai hiện nay đã có 4.720ha cây trồng sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm, trong đó, cà phê có 830ha, tiêu có 650ha.

Theo định hướng của UBND tỉnh, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có hơn 21.280ha cây trồng sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm, trong đó cà phê 7.550ha, tiêu 3.790ha. Đây cũng là mục tiêu hợp lý khi càng ngày nguồn nước tự nhiên càng cạn kiệt, trong khi người dân sử dụng nước lãng phí.

Trong hội thảo về phát triển cà phê bền vững được tổ chức tại Gia Lai mới đây, TS Trương Hồng - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), rất chú trọng và khuyến khích người dân sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.

Theo TS Hồng, trong tình trạng suy giảm nguồn nước, để phát triển cà phê nói riêng và các loại cây công nghiệp khác nói chung theo hướng bền vững thì việc sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm là rất cần thiết. Cùng với công nghệ tưới tiết kiệm này, người dân có thể kết hợp bón phân qua hệ thống tưới, giúp giảm được lượng phân bón từ 40-50%.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm