| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống hai chính đảng tại Mỹ được bảo vệ một phần bởi cách bầu cử!

Thứ Sáu 29/07/2016 , 07:45 (GMT+7)

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã đi đến hồi cuối khi mà hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vượt qua cuộc bầu cử sơ bộ nhiều tranh cãi nhất từ trước đến nay và chính thức chọn ra được ứng cử viên của mình. Mặc dù sự thật là không phải ai cũng hài lòng...

13-37-23_eric-finl
Ảnh minh họa

 

Hơn 1 năm qua, chính trường Mỹ đã chứng kiến những bất ngờ mà đến nay vẫn làm ngạc nhiên giới quan sát chính trị.

Một ứng cử viên có nhiều điểm tương đồng với diễn viên hài hơn là ứng viên Tổng thống đại diện cho đảng Cộng hòa. Một ứng viên đối diện với những cáo buộc dùng email cá nhân để trao đổi bí mật quốc gia đại diện cho đảng Dân chủ. Những thăm dò dư luận đặt cả Donald Trump lẫn Hillary Clinton vào mức tín nhiệm thuộc hàng thấp nhất từ trước đến nay.

Ngoài việc cả hai đều không được sự ủng hộ của tất cả thành viên trong đảng của mình thì cuộc tranh cử Tổng thống cho đến nay đã chỉ ra một điều, rằng sự tồn tại của thể thức hai chính đảng ở Mỹ có dấu hiệu đang đi đến hồi kết.

Từ thời đầu lập quốc của Benjamin Franklin và Thomas Jefferson, hệ thống chính trị của Mỹ đã được phân lập thành hai phía chi phối: Dân chủ và Cộng hòa. Tất nhiên là có những đảng khác nhỏ hơn nhưng sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng của chúng chưa bao giờ đe dọa hai đảng phái lớn nhất ở Mỹ. Đã có những sự chuyển dịch của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, tên gọi của chúng hiện nay cũng đã qua nhiều lần thay đổi, quan điểm chính trị cũng đã chuyển dịch.

Ví dụ như Tổng Thống Abraham Lincoln, người giải phóng nô lệ trên toàn đất Mỹ thực ra là một Tổng thống đảng Cộng hòa, lúc đó chiếm số đông ở những bang phía bắc. Một quyết định cấp tiến như thế sẽ không thể thấy ở đảng Cộng hòa hiện nay.

Hay như Lyndon Johnson, người kí thành luật bộ luật "quyền công dân" qua đó ghi nhận những quyền cơ bản như được ngồi chung xe buýt, đến cùng trường hay được bầu cử cho người da đen đã nói "chúng ta đã mất miền nam rồi" sau khi kí. Khi đó, năm 1964, miền nam nước Mỹ vẫn là thủ phủ của đảng Dân chủ.

Những trích dẫn nhỏ này để thấy rằng quan điểm chính trị của Dân chủ và Cộng hòa đã thay đổi nhiều trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng cơ cấu chính trị của nước Mỹ vẫn không thay đổi, hai đảng nằm ở hai đầu của cán cân, cánh tả và cánh hữu. Cánh tả, tùy vào từng thời điểm, có những chính sách cấp tiến hơn đối với vấn đề kinh tế, xã hội và đối ngoại. Ưu tiên bình đẳng hóa xã hội, phát triển quyền phụ nữ, quyền cho người thiểu số, người đồng tính…

Cánh hữu thì ngược lại, bảo thủ hơn về cách nhìn nhận xã hội. Họ muốn bảo vệ cái mà họ tin là "giá trị cơ bản của nước Mỹ", hạn chế tầm ảnh hưởng của hội nhập và những tư tưởng cấp tiến. Và như vậy trong hơn 300 năm lịch sử nước Mỹ, hai phe cánh hữu và cánh tả nắm giữ hệ thống chính trị Mỹ. Hai phe này không bao giờ lệch quá xa khỏi trung tâm, mặc dù có bất đồng nhưng những giá trị vẫn được giữ ở mức gần trung tâm nhất có thể.

Chính vì điều đó mà cuộc tranh cử Tổng thống đến nay đã làm dấy lên câu hỏi, liệu sự tồn tại hơn 300 năm của "cán cân chính trị xoay quanh trục trung tâm" này đã đến hồi kết?

Donald Trump không phải một ứng viên mà đảng Cộng hòa thường lựa chọn. Số ít chính sách mà ông đề cập, ngoài những tuyên bố không rõ bố cục, đều có thể xếp vào loại cực đoan cánh hữu. Ví như lập một hồ sơ của những người Hồi giáo ở Mỹ để theo dõi hay trục xuất tất cả người nhập cư bất hợp pháp (điều gần như viễn tưởng) làm ta liên tưởng đến chính sách của Hitler hơn là một ứng viên Tổng thống của đất nước của tự do như Mỹ.

Sự trỗi dậy của Bernie Sanders, người chỉ chịu nhận thua Hilary Clinton ở những phút cuối cũng là điều ngạc nhiên. Sanders là một thượng nghị sĩ tự nhận là "tôi là một người tin vào xã hội chủ nghĩa", một điều mà trước đây vẫn bị cho là cấm kị trong giới chính trường Mỹ vì hậu quả của chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Nhưng ông đã tạo ra được một làn sóng ủng hộ vô cùng mạnh mẽ. Những lời hứa về một tương lai mới với những chính sách như miễn phí y tế, miễn phí đại học đã giúp cho Sanders được xem là cứu tinh của nước Mỹ trong lòng giới trẻ, tỉ lệ ủng hộ cho ông trong nhóm tuổi 18 - 25 là cao hơn cả Trump và Clinton cộng lại.

Tại đại hội đảng Dân chủ vừa kết thúc, nhiều người ủng hộ Sanders đã từ chối nghe theo lời kêu gọi ủng hộ của chính ông về bỏ phiếu cho Clinton. Họ tổ chức biểu tình, thậm chí còn la ó  trong hội trường đại hội khi những người phát biểu nói đến tên Hillary Clinton. Thậm chí, nhiều người đã rơi lệ khi Sanders rời khỏi bục diễn thuyết.

20155714506

 

Sự thật là hệ thống hai chính đảng tại Mỹ được bảo vệ một phần bởi cách bầu cử ở đây. Cũng giống như tại Anh thì hệ thống bầu cử ở Mỹ không được chia theo một người, một phiếu. Trong cuộc tổng tuyển cử thì mỗi bang sẽ bầu cho ứng viên của mình và nếu ứng viên đó chiến thắng ở bang nào thì sẽ lấy được toàn bộ số phiếu của bang đó. Ví dụ nếu như bang Ohio có 30 phiếu đại cử tri và có 51 trong tổng số 100 người dân Ohio bầu cho Clinton thì toàn bộ 30 phiếu bầu của Ohio sẽ về với bà.

Hệ thống bầu cử này giữ những đảng nhỏ ở ngoài rìa cuộc chơi vì không có đủ tiếng tăm và độ phủ sóng để chiến thắng ở bất kì bang nào.

Chừng nào hệ thống bầu cử này còn tồn tại thì vị thế hai chính đảng ở Mỹ vẫn chưa bị đe dọa. Nhưng những người ủng hộ của Sanders và Trump (nếu ông thua) sẽ không đi đâu cả. Họ vẫn sẽ ở lại đây khi cuộc bầu cử kết thúc vào tháng 11. Sự ủng hộ lớn mạnh của họ cho những ứng viên không truyền thống của hai phe báo hiệu rằng nếu như không có những thay đổi từ trong nội bộ đến cách vận hành của mình thì ngày tàn của hệ thống hai đảng ở Mỹ có thể sẽ được nhắc đến không xa.

Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama đã có bài ngợi ca không thể tuyệt vời hơn dành cho ứng cử viên Hillary Clinton. Ông nói bà là người xứng đáng nhất “tiếp nối được di sản chói sang của mình”, là nhà lãnh đạo “có kế hoạch rõ ràng, thực chất để đạp đổ mọi rào cản giúp cho bất kỳ công dân Mỹ nào cũng có cơ hội”.

“Tôi đề nghị các bạn hãy giúp Hillary Clinton như đã giúp tôi, hãy đi cùng bà như từng đi cùng tôi”, ông Obama nói.

Đáp lại sự chân thành của đương kim Tổng thống, bà Hillary đã dành cho ông một cái ôm nồng ấm.

 

(Nghiên cứu sinh, Đại học Manchester - Anh)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất