| Hotline: 0983.970.780

Làng bí đao... Guiness

Thứ Ba 01/07/2008 , 08:30 (GMT+7)

Với những nông dân ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Cát (Bình Định) thì những quả bí đao nặng hơn nửa tạ là chuyện bình thường. Bởi vậy, xã Mỹ Thọ được vinh danh "Thiên đường của bí đao"

Lão nông Cao Chư (80 tuổi) ở thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ tâm sự: “Tôi đã trồng bí đao trọn cả đời làm nông của mình. Tôi tự hào về những quả bí đao khổng lồ mà mảnh đất này sinh ra nhưng không biết tại sao nó lại to đến vậy. Lúc còn nhỏ, tôi đã thấy những vườn bí đao trong làng cho quả to như vậy rồi. Tôi có hỏi cha tôi nhưng cha cũng chỉ cười lắc đầu bảo không biết. Nếu có nhà nông học nào về đây nghiên cứu thì chắc chắn mọi điều sẽ sáng tỏ và một ngày không xa khắp nơi sẽ có những vườn bí đao khổng lồ như ở đây. Con trai của ông, anh Cao Thanh Truyền, Trưởng thôn Chánh Trạch 1, cho biết thêm: “Toàn thôn có 165 hộ thì đã có 80 hộ lấy nghề trồng bí đao làm nguồn thu chính trong gia đình. Bí đao ở đây cho thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác rất nhiều.

Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi đứng trong vườn bí đao của anh Nguyễn Văn Triều (51 tuổi) ở thôn Chánh Trạch 1. Giàn bí đao chỉ rộng khoảng 250 mét vuông nhưng có đến hơn 40 quả bí đao khổng lồ, quả lớn nhất nặng đến 50 kg, quả nhỏ nhất cũng nặng trên 30 kg. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Yến (26 tuổi), con gái ông Triều, đang chăm sóc bí đao, nhìn thấy chúng tôi trố mắt trước những quả bí đao cô cứ cười tủm tỉm. Tranh thủ những ngày nghỉ hè, cô giáo Yến giúp cha chăm sóc bí đao.

Cô Yến cho biết: “Cách trồng và chăm sóc bí đao của người dân Chánh Trạch 1 cũng như ở mọi nơi. Chỉ khác là những giàn bí đao ở đây phải được làm thật vững chắc để có thể “treo” được những quả bí đao khổng lồ. Khi bí ra nhiều quả thì giàn phải được gia cố thêm tre chứ nếu không là sập ngay. Đến khi quả bí lớn thì phải dùng dây làm “võng” đỡ nếu không muốn quả bí đứt cuống rơi mất. Các anh đến vào cuối vụ, chứ chính vụ giàn bí này cũng có đến gần 200 quả, quả nào quả nấy đều “khổng lồ” như nhau”. 

Anh Trần Xuân Hảo, Chánh văn phòng UBND xã Mỹ Thọ tự hào: “Không biết quả bí đao to nhất hành tinh này nặng bao nhiêu kg chứ nông dân ở đây đã từng trồng bí đao có quả to, nặng gần 100kg.  Thế nhưng có điều làm chúng tôi boăn khoăn là chỉ bí đao trồng ở 2 thôn Chánh Trạch 1 và 2 thì quả mới to như thế, nếu đem giống bí đao Mỹ Thọ trồng ở các thôn khác thì lại cho quả bình thường, mỗi quả nặng chỉ chừng vài kg”.

Người đoạt giải “quán quân” có vườn bí đao cho quả to nhất năm nay ở xã Mỹ Thọ là anh Dương Công Trực (45 tuổi) ở thôn Chánh Trạch 2. Lúc chúng tôi đến, nhà anh đang trở nên chật chội vì có 60 quả bí đao vừa thu hoạch còn xếp trong nhà, quả nào cũng trên 50 ký. Anh Trực bật mí một điều thú vị: “Trồng bí đao bán được tiền là chuyện tất nhiên rồi, nhưng thứ nước tiết ra từ thân dây bí đao cũng là 1 loại thuốc “ngoại phương” đấy, nó có thể trị các bệnh băng nhiệt, sởi, viêm tiết niệu, siêu gan B và giải rượu”.

Chị Nguyễn Thị Mười- Bí thư chi bộ thôn Chánh Trạch 2 cũng thừa nhận lời anh Trực là đúng: “Sau khi thu hoạch hết quả, cắt dây bí cách mặt đất khoảng 1 mét rồi dùng chai, lọ hứng lấy nước, mỗi dây cho khoảng 1 đến 2 lít nước. Nước bí hứng được cất vào can nhựa để trên 20 ngày cho lóng lại là bắt đầu uống được”. Nhà nào trồng bí cũng làm như thế để dành cho con cháu uống mỗi khi có bệnh. Ai đi đường xa nắng nôi uống 1 cốc vào là khoẻ ngay. Sở dĩ dây bí đao ở đây cho nhiều nước vì đặc dây chứ ở những nơi khác dây bí thường rỗng ruột”.

Xen giữa niềm tự hào về những quả bí đao khổng lồ của những người trồng bí đao ở đây là “nỗi buồn giá cả”! Có thời điểm bí đao chỉ bán được hơn 1.000 đồng/kg, thậm chí chỉ vài trăm đồng và đầu ra hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái nên đời sống người trồng bí chưa được khấm khá mấy. Nhiều lão nông tâm sự: “Ước gì có ngành chức năng về đây nghiên cứu hoặc xem xét đăng ký xác lập kỷ lục Việt Nam, thậm chí kỷ lục thế giới cho bí đao Mỹ Thọ”. Có lẽ ao ước của những người trồng bí đao ở đây không…quá đáng. Nếu được thế, bà con nông dân khắp nơi có thể trồng loại bí đao này để tăng thêm thu nhập và có thể nó sẽ là 1 loại sản vật “bắt mắt” khách quốc tế ở những khu du lịch sinh thái.

Trên đường về, một câu hỏi cứ canh cánh trong lòng chúng tôi: “Có cơ hội nào để sản phẩm “bí đao khổng lồ” của nông dân xã Mỹ Thọ đi vào thị trường thế giới?"

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm