| Hotline: 0983.970.780

Làng xe tải vỡ nợ

Thứ Hai 01/02/2010 , 07:15 (GMT+7)

Về làng xe tải Bình Long (Mỹ Hiệp-Phù Mỹ) những ngày giữa tháng Chạp, chúng tôi nhận thấy không khí ảm đạm đang bao trùm. Hỏi ra mới biết hầu hết các nhà xe đều bị vỡ nợ, dắt đến chuyện vỡ hụi. Hàng trăm hộ nông dân cũng tá hóa vì bỗng dưng trở thành con nợ của ngân hàng...

Những năm trước, nếu như cánh xe tải đường dài ở 2 xã Mỹ Hiệp, Phù Mỹ và xã Cát Hanh, Phù Cát (Bình Định) ăn Tết tưng bừng bao nhiêu thì năm nay thê thảm bấy nhiêu.

Về làng xe tải Bình Long (Mỹ Hiệp-Phù Mỹ) những ngày giữa tháng Chạp, chúng tôi nhận thấy không khí ảm đạm đang bao trùm. Hỏi ra mới biết hầu hết các nhà xe đều bị vỡ nợ, dắt đến chuyện vỡ hụi. Hàng trăm hộ nông dân cũng tá hóa vì bỗng dưng trở thành con nợ của ngân hàng bởi đã cầm sổ đỏ “vay hộ” cho những người chuyên cho vay nóng trong vùng.

Anh Vinh với ngôi nhà vừa phải mượn tiền chuộc sổ đỏ từ ngân hàng

Sự thể bắt nguồn từ chuyện phát triển đầu xe tải nhanh đến chóng mặt của 2 địa phương nói trên. Nơi phát xuất phong trào “nhà nhà tậu xe tải” là ở thôn Vĩnh Trường, xã Cát Hanh (Phù Cát). Ông Lê Ngọc Thạch (thôn Vĩnh Trường) cho biết: “Xã Cát Hanh có hơn 200 chiếc xe tải thì ở thôn Vĩnh Trường đã “chiếm” non phân nửa nên được mệnh danh là làng xe tải. Tết đến, xe tải về đậu chật các sân, bãi. Như tôi đây từ nghề xay xát gạo cũng nhanh chóng giải nghệ, bán máy xay xát, vay thêm tiền mua xe tải. Có nhiều hộ sắm đến 2- 3 chiếc”.

Làn sóng xe tải nhanh chóng lan dần ra đến xã Mỹ Hiệp (Phù Mỹ), loáng chốc hình thành nên 1 làng xe tải thứ 2: làng xe tải Bình Long. Bà Phạm Thị Vân, thôn trưởng thôn Bình Long (Mỹ Hiệp) cho biết: “Dân Bình Long vốn là nông dân “rặt”, bao đời nay chỉ biết gắn đời với ruộng vườn thế mà chỉ trong 4 năm gần đây trong thôn đã có đến hơn 40 chiếc xe tải. Nhiều hộ sắm đến 2- 3 chiếc, như hộ ông Nguyễn Văn Minh ở xóm 7 có đến 5 chiếc xe tải”.

Ông GĐ Cty Xây dựng và Vận tải Thiện Hưng nói không cần tính toán: “Dọc quốc lộ IA từ xã Mỹ Hiệp (Phù Mỹ) đến xã Cát Hanh (Phù Cát) phải có đến 500 chiếc. Xe tải mọc như nấm sau mưa. Cô gái bán gánh chè rong ở dốc Nhà Đá cũng trở thành bà chủ xe. Anh thợ hớt tóc cũng nhanh chân đi học lái xe. Có thể khẳng định đây là vùng đất có nhiều người biết lái ôtô nhất nước ta”.

Khi lượng xe tải tăng đến đỉnh điểm thì đúng lúc đó nền kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động kinh doanh của nhiều DN chững lại, lượng hàng hóa lưu thông ngày càng ít đi dẫn tới hàng loạt xe tải bị…ế. Xe nào kiếm được hàng thì giá vận chuyển cũng được trả rất “bèo”. Anh Hùng, chủ 1 chiếc xe tải “ 4 chân” tính toán: “ Chạy 1 chuyến hàng Bắc- Nam, sau khi trừ chi phí tiền dầu chỉ còn dư chừng 13 triệu đồng. Trả lương cho tài, phụ và chi phí ăn uống cho cả chuyến đi khoảng 15 ngày, chủ xe chỉ còn “cầm” được khoảng 2 triệu đồng.

Đến khi xe hỏng, thay vỏ xe là bị thâm vốn. Bấy lâu nay hầu hết các nhà xe tải ở đây đều sống trong cảnh “giật gấu vá vai”. Đó là cái vòng lẩn quẩn: Vay nóng, hốt hụi “sống” trả ngân hàng để vay đáo hạn rồi vay Ngân hàng nộp tiền hụi, trả nợ vay nóng. Cuối năm vừa rồi, khi Ngân hàng “khép cửa”, hầu hết các nhà xe đều “hỏng chân”, lâm nợ hàng loạt”.

Thôn trưởng thôn Bình Long Phạm Thị Vân trình bày với PV

Ông Võ Văn Thuận-Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Hiệp (Phù Mỹ): “Khi chuyện vỡ nợ xảy ra chúng tôi chỉ đạo ngành chức năng vận động những người vay nợ phải trả nợ và chuộc lại sổ đỏ cho dân nhưng thực tình là hầu hết họ đã mất khả năng trả nợ. Hàng loạt sổ đỏ của nông dân giờ như bị...cột cánh chim".

Bà thôn trưởng thôn Bình Long Phạm Thị Vân cho biết thêm: “Dân Bình Long xưa nay làm thuần nông, mỗi người chỉ được chia có 400m2 ruộng thì vốn liếng ở đâu ra mà sắm chiếc xe cả tỷ bạc. Được ngân hàng cho vay 50%, số còn lại phải vay sấp vay ngửa bên ngoài với lãi suất cao đủ mà sắm xe. Vay nóng 500 triệu, mỗi tháng phải trả lãi 45 triệu trong khi làm ăn thất bát thì làm sao sống nổi”.

Có cầu ắt có cung. Hàng loạt người có nhu cầu vay vốn đã làm nảy sinh nhiều “dịch vụ” chuyên cho vay nóng. Và để có tiền cho vay, những người cho vay nóng phải tìm đủ mọi chiêu thức để huy động tiền, thế là hàng loạt hộ nông dân sập bẫy. Cái bẫy mà hàng trăm hộ nông dân bị sập là những lời lẽ ngon ngọt của những bà chủ chuyên cho vay nóng đi huy động sổ đỏ: “Anh chị cầm sổ đỏ nhà ra ngân hàng vay dùm em 30 triệu để em gom góp cho nhà xe vay. Em sẽ “biếu” ngay cho anh chị 5 triệu, tiền lãi ngân hàng em sẽ trả đúng hạn, vài tháng nữa thu hồi vốn của các nhà xe em sẽ trả vốn cho Ngân hàng lấy sổ đỏ lại cho anh chị”.

Khi các nhà xe bị “hỏng chân”, đồng nghĩa các bà chủ chuyên cho vay nóng bị “đứt” đồng tiền luân chuyển liền tuyên bố vỡ nợ hàng loạt. Cũng theo bà thôn trưởng thôn Bình Long, từ đầu năm 2008 đến nay trên địa bàn đã xảy ra 2 vụ vỡ nợ của bà Văn Thị Nguyệt và bà Nguyễn Thị Liên với số tiền lên hàng chục tỷ đồng, bà Nguyệt đã bỏ xứ đi mấy tháng nay. Ngân hàng không còn nhận được tiền nộp lãi định kỳ từ các chủ cho vay liền “nắm thóp” các chủ sổ đỏ mà đòi nợ. Hàng trăm hộ nông dân lâm cảnh khốn đốn.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm