* Xin hỏi chiếc máy photocopy đầu tiên trên thế giới ra đời từ bao giờ? Nguyễn Đức Hoàng, Phú Tân, An Giang Lịch sử của các máy photocopy (máy sao chép) đã có từ lâu, với nhiều thay đổi diễn ra qua nhiều năm. Trong khi một số máy photocopy sử dụng mực in, phần lớn các loại máy văn phòng sử dụng mực khô được in lên giấy bằng cách sử dụng nhiệt. Các nguyên tắc cơ bản của công nghệ sao chụp được phát minh vào năm 1937. Một nhà vật lý tên là Georgi Bungari Nadjakov thấy rằng, vật liệu nhất định có thể gắn liền với các vật liệu khác thông qua một quá trình phân cực điện. Sử dụng kiến thức này, Chester Carlson tiến hành các thí nghiệm sử dụng một tấm kẽm điện hóa vào năm 1938. Năm 1947, Tổng công ty Haloid mua bản quyền để xử lý và đổi tên thành Xerox. Hai năm sau, công ty giới thiệu các mô hình máy photocopy tại Bắc Mỹ. Công ty RCA đã giới thiệu một phiên bản mưhc lỏng của các máy photocopy vào những năm 1950. Điều này có lợi thế là rẻ hơn so với mực khô. Tổng công ty Savin tiếp tục phát triển công nghệ này trong những năm 1960. Năm 1968, Công ty 3M ra mắt máy photocopy màu, sử dụng thuốc nhuộm mà không dùng công nghê in tĩnh điện. Vài năm sau, Canon đã giới thiệu một máy photocopy màu dựa trên mực khô điện khí. Nó dựa trên bốn màu cơ sở - vàng, lam, đỏ và đen. Trong những năm 90 của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ XXI, công nghệ kỹ thuật số đã cho ra đời các dòng máy photocopy đa chức năng. Điều này đã biến các máy photocopy trở thành các thiết bị có đầy đủ chức năng dành cho văn phòng và liên kết với máy tính.
* Xin hỏi vì sao ban đêm đi bộ trên ngõ hẹp lại nghe thấy có tiếng dội lại?
Trần Ngọc Giang, TP Hội An, Quảng Nam
Một người đi bộ trong đêm tối trên một ngõ nhỏ, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác, giống như người đang theo sát. Đó là do người đi trên mặt đất phát ra tiếng chân. Tiếng chân khi đập vào hai bên tường ngõ hẹp hình thành tiếng vọng.
Ban ngày người qua lại nhiều nên tiếng vọng bị thân thể những người qua lại hấp thu, hoặc bị tiếng ồn trong thành phố che lấp nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân thôi. Trong đêm tối yên tĩnh, đặc biệt là lúc trời khuya người vắng tình hình sẽ khác. Ngõ nhỏ rất hẹp, tiếng vọng của chân sau khi đập vào tường còn có thể tiếp tục phản xạ.
Ngõ càng hẹp thì số lần phản xạ càng nhiều, lúc đó có thể nghe thấy một loạt tiếng vọng gọi là tiếng vọng rung động.
* Xin hỏi vì sao mặt trên và dưới của lá có màu sắc không giống nhau?
Lê Văn Duyên, Chợ Mới, Bắc Kạn
Lá cây có cấu tạo để thích nghi với quá trình quang hợp và hô hấp. Mặt trên nơi xảy ra quá trình quang hợp là mô dậu. Mô dậu nằm dưới lớp biểu bì trên của lá và chứa nhiều hạt lục lạp.
Mô dậu gồm một số lớp tế bào xếp sít nhau theo từng lớp và gần như song song, nhằm hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng. Các tế bào mô dậu chứa rất nhiều hạt lục lạp chứa chất diệp lục và là nơi thực hiện quá trình quang hợp.
Mặt dưới lá là các tế bào mô khuyết. Giữa các tế bào mô khuyết có nhiều khoảng gian bào. Vì mặt trên chứa các lục lạp mang chất diệp lục nên có màu xanh lục đậm hơn so với mặt dưới.
* Vì sao cây có lá kim ở các nước xứ lạnh lại chịu được mùa đông mà không bị rụng lá?
Ngô Anh Trang, Vụ Bản, Nam Định
Có hai loại cây ở vùng ôn đới. Một loại rụng hết lá vào mùa đông và một loại không bị rụng lá về mùa đông. Ở nước ta cây cối xanh tươi khắp cả bốn mùa vì mùa đông không có tuyết và không quá lạnh. Những cây không rụng lá ở vùng ôn đới là những cây lá kim.
Tại các nước ôn đới khi mùa đông đến khí hậu trở nên lạnh giá và khô hanh, thời tiết này mưa rất ít nên lượng nước ở trong đất ít đi. Vì thế nên các loài cây đều rụng lá. Điều này là do bên ngoài của lá có rất nhiều lỗ khí, những lỗ này thoát ra rất nhiều nước.
Sau khi lá rụng sẽ có thể giảm bớt được sự tiêu hao của nước. Trong khi đó cây tùng và cây bách không rụng lá là vì lá của chúng rất nhỏ bé, giống như cái kim, vì vậy nên việc tiêu hao nước chẳng đáng là bao. Do đó nó không cần phải rụng lá khi mùa đông tới.