| Hotline: 0983.970.780

Lò đào tạo ngôi sao: Mô hình của tương lai

Thứ Sáu 12/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

La Masia phát triển cực thịnh trong giai đoạn từ 2009 - 2011, và theo yêu cầu tất yếu của lịch sử, nó buộc phải có thêm bước tiến mới./ Mặt trái của thành công

Sang trang

Ngày 30/6/2011 là một ngày đặc biệt với những cầu thủ từng trưởng thành ở lò La Masia. Khu tập luyện cũ được sử dụng từ năm 1979 chính thức bị đóng cửa, nhường chỗ cho một trung tâm mới khang trang hơn, rộng rãi hơn và cũng tiện nghi hơn mang tên Oriol Tort.

Rất nhiều chứng nhân lịch sử của La Masia đã có mặt để chia sẻ giây phút xúc động này.

Cựu tiền vệ Guillermo Amor, một trong những thành viên đầu tiên tại lò đào tạo ngôi sao, chia sẻ: “Hôm nay không phải là một ngày dễ dàng. Đối với tôi, nơi này không chỉ đơn thuần là một trung tâm huấn luyện mà còn là nhà của chúng tôi. Chúng ta sẽ có một khu huấn luyện mới và mọi người cần phải chắc chắn rằng bầu không khí gia đình sẽ được tái hiện ở đó”.

Nhưng đó chỉ là suy nghĩ cũ kỹ của những người chơi bóng ở thập niên 90. Barcelona với thương hiệu La Masia đã được khẳng định, cần nhiều hơn thế.

Họ không chỉ muốn tạo ra những thần đồng bóng đá mà còn muốn kiếm lời từ các thương vụ mua bán cầu thủ và lợi nhuận kếch xù của bản quyền hình ảnh.

Trong vòng 2 năm kể từ khi chuyển sang khu tập luyện mới, Barcelona đã kiếm hơn 80 triệu USD từ những hợp đồng quảng cáo về mô hình này. So với tiêu chí ban đầu là tạo ra nhiều thế hệ cầu thủ chơi bóng giống đội một và sẵn sàng thay thế khi cần, La Masia phiên bản mới giống một trường kinh doanh hơn.

Họ không chỉ dạy cầu thủ kỹ năng chơi bóng mà còn dạy cả những cách thức kiếm tiền.

Alen Halinovic, thành viên của đội Barcelona B là một ví dụ. Thần đồng bóng đá người Croatia được coi là viên ngọc quý bậc nhất của nền bóng đá xứ Balkan thời điểm hiện tại.

Anh cũng được dọn sẵn con đường lên đội một nhờ những màn trình diễn không tưởng trong các đội trẻ.

Tuy nhiên khi Barcelona B xuống hạng vào cuối mùa vừa rồi, Halinovic lập tức từ chối bình luận về tương lai - một hành động chưa từng có tiền lệ đối với mỗi thành viên của La Masia.

Cầu thủ sinh năm 1996 thậm chí còn nhiều lần bày tỏ thái độ bất mãn khi bị thay ra giữa chừng.

Chẳng khó để “đọc vị” những biểu hiện lạ của Halinovic. Anh muốn có sự đảm bảo chắc chắc về tương lai: hoặc một cam kết lâu dài ở Nou Camp, hoặc một bản hợp đồng hấp dẫn ở những CLB lớn khác.

Nhưng vấn đề là tại sao cầu thủ mới 19 tuổi này lại xử sự như vậy, khi mà bằng tuổi Halinovic, Messi, Xavi hay Iniesta đều chỉ biết phát biểu chung chung, đại loại như: “Tôi đang hạnh phúc ở CLB”.

Halinovic đã 19 tuổi, nghĩa là anh đang có một hợp đồng chuyên nghiệp với Barcelona. Giữa một bên là bán đứt anh này đi lấy một khoản tiền lớn (như trường hợp của Thiago Alcantara) và một bên là tiếp tục mài giũa ở những đội trẻ mà chẳng biết khi nào mới dùng đến, đội bóng xứ Catalan phải có sự lựa chọn.

Đáng tiếc lựa chọn ấy càng tô đậm thêm vấn đề của “La Masia mới”. Sự thay đổi về mặt hình thức của học viện càng không mang nhiều ý nghĩa về chuyên môn, bởi lò đào tạo ngôi sao này vẫn đang sống trong cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài từ suốt những năm 2011 - 2012.

Barcelona vẫn sẽ sống khỏe mà không cần La Masia “sản xuất” trong vòng 2, 3 năm. Đó là lý do trực tiếp nhất khiến những người đứng đầu học viện phải nghĩ đến những cách làm mới.

Thay vì chờ khoản đầu tư khoảng 10 triệu USD hàng năm từ CLB, họ vẫn có thể sống khỏe, thậm chí tái cấp vốn cho CLB mẹ - Barcelona.

Không còn là “lò”

Từ trước đến nay, khi nói đến La Masia, người ta luôn nghĩ đó là một “lò” đào tạo - nghĩa là trực tiếp “sản xuất” ra những cầu thủ cho đội một Barcelona.

La Masia sẽ chưa thể chuyển sang mô hình “học viện” trong một sớm một chiều. Nhưng khi mà danh sách những cầu thủ trẻ không tìm được chỗ đứng ở đội một ngày càng dài, có lẽ cơ hội ở Anh, Đức, Italia… vẫn thực sự đáng trân trọng với những Messi tương lai. 

Hiểu một cách nôm na, mỗi đội có một triết lý lựa chọn cầu thủ riêng và lò sẽ tập trung phát triển, đến khi cho ra “sản phẩm” ưng ý thì thôi.

Cách đào tạo như vậy khiến bản thân La Masia luôn thừa mứa những tiền vệ xuất sắc để đáp ứng yêu cầu chơi bóng ngắn, nhanh, một chạm, thiên về đầu óc.

Nhưng ngược lại, họ lại không thể sản sinh ra những người giàu sức mạnh, có thể hình tốt, biết chơi càn lướt. Điển hình nhất là việc Barcelona từ nhiều năm qua luôn thiếu một trung vệ đẳng cấp, đá cặp cùng Pique.

Từ thực tiễn ấy, La Masia đang nghiên cứu một phương hướng mới, đó là đổi mô hình từ “lò” sang “học viện”. Nghe thì có vẻ giống nhau bởi cả hai đều là nơi đào tạo cầu thủ trẻ, nhưng bản chất lại khác.

Trong khi “lò” chỉ “sản xuất” cầu thủ cho đội một, nghĩa là lò nào tuyển quân cho CLB ấy, thì “học viện” lại mang nghĩa rộng hơn. Đó là nơi dạy cầu thủ những kỹ năng chơi bóng cơ bản, sau đó khi cầu thủ trưởng thành (khoảng 16 tuổi) thì đem chào bán cho các CLB.

Nếu ai được “chấm” thì mới thực sự bắt đầu vào con đường bóng đá chuyên nghiệp (chứ không có chuyện đương nhiên ra mắt đội một như tại La Masia hiện nay).

Ở Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp mô hình như vậy tại HAGL Arsenal JMG. Đội bóng phố Núi từng có đợt chào hàng rầm rộ vào hồi tháng 3 năm ngoái, khi bầu Đức quyết định đầu tư cho lứa Công Phượng du đấu châu Âu trong vòng gần 2 tháng. Đáng tiếc, không một cầu thủ nào được giữ lại lục địa già. (Hết)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm