| Hotline: 0983.970.780

'Ngoại giao bẫy nợ' của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương

Thứ Tư 16/05/2018 , 19:32 (GMT+7)

Các học giả người Mỹ đã cảnh báo viễn cảnh Trung Quốc sẽ biến các khoản cho vay khó có khả năng hoàn trả thành đòn bẩy nhằm gia tăng sức ảnh hưởng về mặt quân sự và chính trị đối với ít nhất 16 quốc gia “dễ tổn thương” trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka, công trình nước này cho Trung Quốc thuê 99 năm nhằm đổi lại hơn 1 tỷ USD trả nợ cho Trung Quốc (Ảnh minh họa: AFP)

Sputnik ngày 16/5 đưa tin, nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard Kennedy (Mỹ) đã gửi lên Bộ Ngoại giao Mỹ một bản báo cáo trong đó mô tả về khái niệm “ngoại giao sổ nợ” mà Trung Quốc đang áp dụng đối với ít nhất 16 quốc gia trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Báo cáo cho biết đây dường như là chiến lược của Trung Quốc khi cho các quốc gia này vay nhưng khoản tiền lớn và vượt ngoài sức chi trả của họ, sau đó dùng chính những món nợ này để giành thế chủ động trong tình hình chính trị và quân sự khu vực.

Các nhà quan sát đã lấy ví dụ 2 quốc gia Pakistan và Sri Lanka. Hồi cuối tháng 7 năm ngoái, chính phủ Sri Lanka đã ký thỏa thuận trị giá 1,12 tỷ USD cho phép một tập đoàn nhà nước Trung Quốc khai thác cảng nước sâu Hambantota trong vòng 99 năm. Số tiền này sẽ được dùng để trang trải khoản nợ 6 tỷ USD Sri Lanka vay Bắc Kinh trước đó. Các học giả lo ngại Sri Lanka có thể rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc và cảng chiến lược nhìn ra Ấn Độ Dương có thể sẽ trở thành căn cứ hải quân của Bắc Kinh trong tương lai gần.

Ngoài ra, bản báo cáo còn nhắc tới một số nước như Papua New Guinea, Thái Lan, Campuchia, Lào và Philippines, cho rằng Trung Quốc dường như đang áp dụng chính sách tương tự lên các quốc gia này, nhằm tìm kiếm tiếng nói lớn hơn trong nền chính trị nội bộ, cũng như mong muốn có thể tác động tới “quyền phủ quyết” của các quốc gia này khi họ bàn bạc về vấn đề quan trọng trong các hiệp hội, liên minh khu vực.

Bản báo cáo đề xuất rằng Mỹ nên thực hiện các khoản đầu tư và quản lý nợ tốt hơn ở châu Á, cũng như thúc đẩy nhằm củng cố vai trò của Ấn Độ làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.

Năm ngoái, Ấn Độ đã công khai chỉ trích sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đang muốn mở rộng dự án bằng mọi giá và không để tâm tới các quốc gia tham gia dự án phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ, không có khả năng chi trả. Trung Quốc đã phản bác quan điểm này.

Trong khoảng 10 năm tính tới năm 2016, Trung Quốc đã cho các quốc gia khu vực Thái Bình Dương vay 2,2 tỷ USD. Dù các khoản tiền này được chuyển tới dưới danh nghĩa quà tặng, song tổ chức Lowy Institute (Australia) cho biết đây là những khoản vay ưu đãi hoặc vay với lãi suất thấp. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ buộc các quốc gia nhận tiền vay xây các công trình cơ sở hạ tầng và chọn thuê các nhà thầu của Bắc Kinh.

 

(Theo Sputnik, Dân trí)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm