| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân bức xúc vì cảng cá Quy Nhơn bị 'bóp cổ'!

Thứ Hai 09/04/2018 , 13:50 (GMT+7)

 Trước đây, cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) thiết kế với công suất tiếp nhận 25.000 tấn thủy sản/năm, nhưng nay con số này đã vượt đến 40.000 tấn/năm, chứng tỏ tàu cá ra vào cảng tăng vượt bậc. Ấy vậy mà...

Trước đây, cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) thiết kế với công suất tiếp nhận 25.000 tấn thủy sản/năm, nhưng nay con số này đã vượt đến 40.000 tấn/năm, chứng tỏ tàu cá ra vào cảng tăng vượt bậc. Ấy vậy mà cảng cá ngày càng bị thu hẹp, tàu cập bờ không có chỗ vào.

19-35-43_img_3217
Tàu vỏ thép, tàu gỗ ken đầy trong cảng cá Quy Nhơn

Ngư dân Văn Công Việt (SN 1964) ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), chủ 2 tàu cá BĐ 91189 TS và BĐ 91251 TS, bắt đầu bám biển từ năm 17 tuổi. Trong đời ngư dân, tàu cá của ông đã từng cập hầu hết cảng cá từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phú Quốc (Kiên Giang), nhưng ông chưa bao giờ thấy có cảng cá nào ngày càng bị bóp lại như cảng cá Quy Nhơn.

Theo ông Việt, muốn đưa tàu đi từ bến Phan Chu Trinh xuống cảng cá Quy Nhơn để vào âu thuyền neo đậu là cả vấn đề, vất vả nhất là mùa mưa bão. “Từ khi Tân cảng Quy Nhơn đổ xà bần và đá lấp dần mặt nước, tàu thuyền của ngư dân mất dần chỗ neo đậu. Hồi xưa cảng rộng, tàu thuyền ít, nên ra vào cảng rất thoải mái. Giờ toàn tàu to, cảng lại hẹp dần, tàu thuyền chật vật lắm mới đi lại được”, ông Việt nói.

Theo ngư dân, cảng có ưu thế tàu thuyền ra vào lúc nào cũng được, không lệ thuộc con nước lớn nước ròng, bởi cảng sâu đến 6m. Thậm chí những lúc thời tiết xấu, có gió mùa đông bắc hay đang lúc mưa bão tàu vẫn có thể vào cảng được.

“Ai đến cảng cá Quy Nhơn vào mùa trăng, từ mùng 8 đến 12 âm lịch, thời điểm tàu thuyền vào bán cá và từ ngày 16 đến 20 âm lịch, thời điểm tàu vào cảng lấy tổn để ra khơi, mới thấy hết cảnh phức tạp ở đây”, ngư dân Văn Công Việt, nói.

Một lão ngư khác, ông Nguyễn Văn Việt (SN 1954) chủ 3 tàu cá BĐ 98217 TS (850CV), BĐ 97244 TS (400CV), BĐ 85686 TS (400CV) ở thôn Thạnh Xuân Đông, xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn), cũng rất bức xúc khi cảng cá mất dần diện tích mặt nước.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Việt, từ năm 2011, khi cửa biển Tam Quan được xây bờ kè thì bỗng dưng cửa biển bị cạn và luồng lạch hẹp, nên tàu của ông phải cập về cảng cá Quy Nhơn. Vào mùa biển êm, cũng có thể cập vào cảng cá Đề Gi, nhưng cảng này ngư dân không thuận tiện việc bán sản phẩm, các dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây cũng không đủ đáp ứng. Chỉ khi nào cảng Quy Nhơn hết sức chứa ngư dân mới cho tàu vào cảng Đề Gi.

“Cứ đến tháng Tư âm lịch, mùa của các tàu vỏ thép hành nghề mành chụp đồng loạt cập vào cảng lấy tổn, khi ấy cảng sẽ không còn chỗ chứa, thậm chí tàu thuyền không còn chỗ neo đậu, đứng sắp 3 – 4 lớp. Khi ấy tàu nào cập bờ phải tính toán đưa cá lên khỏi hầm, nếu không cá nằm trên boong phơi nắng, ươn thịt thì sẽ bị đầu nậu ép giá”, ông Việt nói.

Không chỉ vậy, khi nhiều tàu neo đậu cũng dễ xảy ra va quệt gây hư hỏng tàu. Ví như tháng 8/2017, tàu BĐ 98217 TS của ngư dân Nguyễn Văn Việt đang neo đậu, khi ấy 1 tàu cá khác từ ngoài khơi chạy vào, do tàu đứng quá dày nên tài công bị khuất tầm nhìn, va vào tàu ông Việt, 1 thuyền viên tàu ông Việt đang đứng trên boong suýt rơi xuống biển, còn mũi của chiếc tàu kia bị vỡ toác.

“Nhà nước đang hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn, tàu vỏ thép để bám biển vừa làm ăn vừa giữ gìn chủ quyền, vậy nhưng có tàu lớn mà không có chỗ neo đậu thì ngư dân chúng tôi cũng đâu yên tâm làm ăn”, ngư dân Nguyễn Văn Việt, bộc bạch.

 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.