| Hotline: 0983.970.780

Những tiến hóa lạ của loài vật để thích ứng với môi trường khắc nghiệt

Chủ Nhật 17/09/2017 , 07:05 (GMT+7)

Nhằm tồn tại trong môi trường cực đoan và săn đuổi của con người, nhiều loài vật đã “tiến hóa” tạo ra những kiểu thích nghi mới như một số hiện tượng dưới đây vừa được trang tin Grunge.com (GC)cập nhật.

1. Siêu chuột chịu độc

10-27-27_1

Những con chuột Tây Ban Nha và Đức là loài gậm nhấm kháng độc hiếm có. Ngay cả những con chuột mới sinh cũng có khả năng này, được ra đời bằng quá trình hybrid speciation, nơi hai loài khác nhau giao phối. Ví dụ, sư tử và hổ giao phối tạo thành loài thú Napoleon Dynamite, hay liger. Trong trường hợp này, chuột Tây Ban Nha và Đức giao phối tạo ra loài chuột có khả năng kháng độc, nhất là thành phần warfarin, có trong thuốc diệt chuột, nhưng thế hệ con cái chúng lại vô sinh.

2. Voi không ngà

10-27-27_2

Voi đẹp nhờ đôi ngà như voi châu Phi, nhưng thật không may, chính cặp ngà dài lại làm cho chúng dễ bị tuyệt chủng, bị con người săn bắn. Trong khi đó những con voi không ngà lại không bị săn đuổi. Theo ước tính có tới 98% voi cái sinh ra hiện nay đều không có ngà, trong khi đó tỷ lệ này trong lịch sử chỉ có 2 đến 6%. Đây là trào lưu tiến hóa mới của loài voi mà khoa học ít có điều kiện nghiên cứu. Tuy nhiên, không có ngà khiến voi khó kiếm mồi hơn, nhất là khi đào bới thức ăn trong lòng đất hay bị chướng ngại vật che khuất.

3. Rệp không thể bị nhiễm độc

10-27-27_3

 Không chỉ có chuột, loài rệp hiện cũng đang tiến hóa để tự vệ, chống lại con người và tồn tại. Rệp thường được biết đến bằng việc hút máu người, từng được thanh lý hồi giữa thế kỷ 20 nhờ sự xuất hiện của thuốc trừ sâu DDT, nhưng gần đây bắt đầu tái xuất trở lại. Ban đầu xuất hiện trên loài dơi, và giờ đây đang sống chung cùng con người. Chúng tiến hóa mọi thứ, từ chu kỳ ngủ cho đến tuổi thọ hay kháng lại các loại thuốc diệt côn trùng.

4. Cú đổi màu

10-27-27_4

Cú mèo nâu Phần Lan là loài động vật có khả năng biến màu để phù hợp với môi trường giá lạnh trong mùa đông băng tuyết. Màu sắc này làm cho nó dễ dàng sống trong tuyết, vừa giữ ấm lại dễ săn mồi. Màu sắc lông của cú mèo nâu là di truyền nhưng 50 năm trở lại đây bắt đầu thay đổi, có thể do tác động khí hậu, do giao phối khác loài khiến chúng có thêm chức năng thay đổi màu sắc.

5. Sâu đục rễ ngô không quan tâm đến GMO

10-27-27_5

Sâu đục rễ là loại sâu bệnh khá quen thuộc với người nông dân, người ta cứ tưởng chúng đã được thanh lý nhờ sự ra đời của ngô chuyển gen Bt năm 1996. Nay bắt đầu tái xuất, kháng lại và “sống khỏe” với cùng ngô Bt, mà ở Mỹ có tới ¾ số ngô đang gieo trông là ngô Bt.

Theo tờ New York Times, hãng Monsanto, nơi cho ra đời ngô Bt đang vất vả chống lại loài sâu nói trên, chúng âm thầm phát triển tạo ra cuộc chiến có tên RNA interference. Chưa hết, sâu đục rễ còn tiến hóa “toàn tập”, miễn nhiễm cả với ngô chuyển gen (GE) thế hệ mới nhất làm cho cuộc chiến chống sâu bệnh của Monsanto và DuPont trở nên quyết liệt và khó khăn hơn.

Theo Grunge.com – 9/2017

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm