| Hotline: 0983.970.780

Sống chung với tử thần

Thứ Năm 09/05/2013 , 10:54 (GMT+7)

Năm 1990, những núi chất thải hóa học bắt đầu hình thành bên cạnh cánh đồng trồng lúa của anh nông dân Wu Shuliang.

Năm 1990, những núi chất thải hóa học bắt đầu hình thành bên cạnh cánh đồng trồng lúa của anh nông dân Wu Shuliang. Để bây giờ, khi đứng bên bờ ruộng của mình, Wu tâm sự: “Những thứ chất thải đó có màu xanh và vàng, đặc biệt mùi của chúng rất kinh khủng”.

>> Nhan nhản làng ung thư
>> Đầu độc nhau bằng thịt thối
>> Thịt thối, dầu ăn nước cống của Trung Quốc

Sinh sống ở vùng nông thông xa xôi của tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Quốc, những cánh đồng của Wu đã bị đầu độc bởi các chất thải công nghiệp, một loại phế thải sinh ra sau quá trình sản xuất da thuộc.

Trong hơn 20 năm qua, mỗi ngày đống chất thải lại cao hơn, trở thành một ngọn đồi kỳ quái trong làng. Năm 2012, hơn 130 nghìn tấn chất thải đã bị trượt ra khỏi bãi đổ và tràn xuống dòng sông phía dưới.

Anh Wu cho biết: “Cứ sau mỗi trận mưa cánh đồng lúa của chúng tôi và con sông đều trở thành màu vàng, sau đó lúa sẽ nhanh chóng bị chết, thứ chất thải này giết sạch mọi thứ trên đường đi của nó”.


Vợ chồng anh nông dân Wu ở làng ung thưu Xinglong

Đầu những năm 1990, Wu có 2 cậu con trai, những đứa trẻ thường xuyên tắm dưới dòng sông gần nhà, hít thở thứ không khí bốc mùi của đống chất thải độc hại. Cậu con trai cả Wu Wenyong còn phải làm việc trên những cánh đồng ngày cạnh đó.

Đến năm 14 tuổi, Wenyong bắt đầu gặp các vấn đề về sức khỏe, cậu bé bắt đầu ho liên tục, khó thở và đau ngực. Mẹ của Wenyong nhớ lại: “Chúng tôi có nghe tin tức về việc đống chất thải này có thể gây hại cho sức khỏe. Chúng tôi đã đem con mình đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra nhưng họ không nói gì, chỉ lắc đầu”, đó là năm 2011.

Đầu độc dân làng

Khi đó, các nhân viên y tế của tổ chức môi trường Greenpeace đã đến ngôi làng của Wu để kiểm tra chất lượng nước trong ruộng lúa và các giếng nước trong làng. Và không ngoài dự đoán, nước ở đây có hàm lượng Crom-6 rất cao, một chất hóa học có khả năng gây ung thư. Cá biệt, có những nguồn nước có hàm lượng Crom-6 cao hơn tiêu chuẩn nước uống đến 240 lần.

Peter Green, một nhà nghiên cứu trong đoàn cho biết: “Tôi thực sự ngỡ ngàng với chỉ số hàm lượng Crom-6 ở đây. Dù cho chúng có thể được xử lý để tạo thành nước sạch nhưng chi phí sẽ cực cao và ở đây chẳng ai khử độc trước khi sử dụng”.

Đến năm lớp 8, cậu con cả Wenyong của gia đình Wu bị kết luận mắc 2 loại ung thư là ung thư bạch cầu và ung thư tuyến ức. Bác sĩ đưa báo cáo chuẩn đoán cho gia đình, nhưng cả 2 vợ chồng đều không thể đọc.

Mẹ Wenyong kể lại trong nước mắt: “Chúng tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra nhưng con trai tôi có thể đọc kết quả và cảm nhận được sự nghiêm trọng bệnh tình của nó. Tôi rất buồn nhưng nó lại cứng rắn. Nó nói rằng, mẹ đừng khóc, con sẽ không thể giúp mẹ việc đồng áng nữa nhưng cha sẽ làm được, mọi thứ sẽ ổn thôi”.

Từ đó, 2 vợ chồng bắt đầu vay mượn, bán hết gia súc và cừu của gia đình để lấy tiền làm hóa trị liệu của Wenyong. Mẹ cậu bé nức nở: “Nhưng chẳng được gì cả, nó thường tỉnh giấc với miệng đầy bọt mép. Nó rất đau đớn và đã từng bảo tôi mở cửa sổ có nó nhảy lầu tự vẫn vì không thể chịu đựng được nữa”. Đầu năm 2012, cậu bé qua đời khi mới 15 tuổi.

Ma Tianjie, nhân viên của Greenpeace Trung Quốc nói rằng: “Có rất nhiều chuyện buồn về các nạn nhân ung thư trên khắp đất nước”. Trong chuyến đi đến làng Xinglong, nơi gia đình anh Wu đang sinh sống, Tianjie đã phát hiện ra ít nhất 30 người bị ung thư trong số 500 đối tượng nguy cơ cao. Hiện nay, ngôi làng bình yên ngày nào đã chính thức trở thành ‘làng ung thư’ theo cách gọi của các cơ quan nhà nước.

Hậu quả nghiêm trọng và lâu dài

Hiện nay, các quan chức Trung Quốc vô cùng lo lắng về những ngôi làng này vì đây là nguồn cung cấp thực phẩm, lúa gạo chính cho toàn bộ thị trường. Tianjie nói: “Tôi nghĩ những loại chất thải nguy hiểm này sẽ để lại hậu của vô cùng nghiêm trọng. Các kim loại nặng nguy hiểm sẽ tích tụ trong các sản phẩm được nuôi trồng ở vùng ô nhiễm”.

Cách đây 5 năm, một cuộc khảo sát về chất lượng gạo của 3 tỉnh nông nghiệp lớn cả nước đã khiến người tiêu dùng Trung Quốc phát hoảng.

60% các mẫu gạo chứa lượng canxi quá mức cho phép, đây là kim loại có khả năng gây ra tổn thương cho xương và tuyến thượng thận. Thời điểm đó, các nhà khoa học Trung Quốc có thể công khai thảo luận về các tác động của môi trường với thực phẩm.


Chiếc gậy bám đầy bùn vàng độc hại khi bị nhúng xuống giếng nước dùng tưới cây

Nhưng hiện này, đa số đều tránh nói về vấn đề này. Sở dĩ như vậy vì cuối năm 2012, Trung Quốc đã phát động một cuộc khảo sát chất lượng thực phẩm có tính chất "bí mật quốc gia". Khi đó, nếu phát biểu không cẩn thận, các nhà khoa học có thể phải vào tù với tội danh tiết lộ bí mật quốc gia.

Trong khi đó, nhà khoa học Mỹ Peter Green khẳng định, lượng Crom-6 phát hiện trong làng Xinglong của anh Wu sẽ bị hạt gạo hấp thụ. Peter Green giải thích: “Hạt gạo giống như sản phẩm của một quá trình sản xuất mà nguyên liệu là nguồn nước của cây lúa. Trong khi đó, Crom-6 rất dễ hòa tan và được hấp thụ, từ đó sẽ xuất hiện trong chuỗi thức ăn của con người và một số loại động vật khác”.

Giờ đây, Cty thuộc da LuLiang, chủ nhân của đống chất thải hơn 130 nghìn tấn trong làng Xinglong đã cho người chuyển chúng đến địa điểm xử lý khác vài tháng trước. Nhưng theo người dân làng thì nguồn nước vẫn còn bị ô nhiễm.

Nước giếng vẫn còn một lớp bùn vàng rất dày, chưa thể tiêu biến hết. Trong khi đó, các cơ quan chức năng địa phương và nhà máy LuLiang đều từ chối nói chuyện với phóng viên. Và các gia đình vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước nhiễm độc để tưới cho lúa vì họ không biết làm gì khác để kiếm tiền, chỉ khác là giờ đây họ đã không ăn lúa mình trồng được nữa. Thay vào đó là bán cho thương nhân.

Anh Wu chia sẻ: “Chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác, gia đình tôi đã bán hết tất cả để chữa bệnh cho con nhưng nó không thể qua khỏi và gia đình đã phá sản”. Theo người nông dân xấu số này, số lúa trồng được sẽ bán cho các lái buôn từ tỉnh khác hoặc những khách mua vãng lai.

Và từ đó, những loại gạo độc hại này sẽ theo chân lái buôn len lỏi vào bữa cơm của người dân trên khắp đất nước và sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…