| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về Pháp Luân Công

Thứ Tư 01/02/2012 , 08:47 (GMT+7)

Học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan đang tập luyện

* Tôi nghe nhiều người nói tập Pháp Luân Đại Pháp rất tốt cho sức khỏe. Vậy xin Giáo sư giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì và có đúng là tốt cho sức khỏe thật không ạ? Nếu tốt sao y học không phổ biến rộng rãi cho mọi người biết?

Nguyễn Xuân Khoát (xuankhoatdn@gmail.com)

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một hệ thống "tu dưỡng cơ thể và tinh thần" được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Công có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách "Chuyển Pháp Luân" và hướng dẫn thực hành trong cuốn "Đại Viên Mãn Pháp".

Với sự phát triển nhanh chóng, năm 1999 số học viên Pháp Luân Công có lúc đã lên đến trên 70 triệu học viên, theo ước tính của Chính phủ Trung Quốc. Một cuộc nghiên cứu qui mô được thực hiện vào tháng 10/1998 bởi đoàn chuyên viên y tế tại Bắc Kinh.

 Bài trắc nghiệm được phân phát trên 200 địa điểm tại 5 quận tại Bắc Kinh. Kết quả dựa trên 12.731 bài trắc nghiệm cho thấy có đến 99,1% người tập đang trên đường phục hồi sức khỏe, trong số này có 58,5% hoàn toàn được bình phục bởi tập Pháp Luân Công, 80,3% được cải tiến về sức khỏe cơ thể và 96,5% được cải tiến về sức khỏe tâm thần.

Cuộc nghiên cứu cho biết những người tập Pháp Luân Công có được sự cải thiện lớn đối với sức khỏe. Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng tại 114 quốc gia và vùng lãnh thổ và hơn 100 triệu người đã được hưởng lợi ích từ việc tập Pháp Luân Công. Các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra trên 30 thứ ngôn ngữ và phổ biến khắp thế giới.

Vì nhiều lý do, Pháp Luân Công bị cấm phổ biến ở Trung Quốc từ tháng 7/1999. Pháp Luân Công là một môn khí công của Trung Quốc nhưng lại bị ngăn cấm ở Trung Quốc. Pháp Luân Công chưa phát triển nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên đã có những lớp học tự nguyện vào buổi sáng tại một số công viên ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

* Khi đập tảng đá ong tôi thấy có một cục đá màu đen giống như dầu hắc nhựa đường. Cục đá này vỡ ra rất bóng như thủy tinh. Có người nói đây là đá huyền vũ. Xin cho biết đây là đá gì? Nguồn gốc của nó? Nó có thể dùng làm đá trang sức được không? Làm thế nào để nó có độ bóng như mặt vỡ của nó? Và xin giáo sư cho biết giá trị của nó? Nó có thuộc loại đá quý không?

Trần Văn Kỵ (vankyvn@yahoo.com)

Theo GS TSKH Phan Trường Thị, một trong những chuyên gia đầu ngành về thạch học thì đá huyền vũ là loại không có tên trong danh pháp chính thức. Dân ta thấy đen thì gọi như vậy, liên quan đến tâm linh. Huyền Vũ là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.

Loại đá được gọi là Huyền Vũ này nằm ở rất sâu, khoảng 100km trong lòng đất và lộ lên do những vết nứt sâu của Trái đất. Có thể gặp ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa, đi kèm với quặng cromit. Ở dọc sông Hồng cũng có vài vết nứt sâu như vậy. Ở Sơn La loại đá đen này đi kèm với loại quặng đồng có chứa platin. Vì rất hiếm nên có giá rất đắt.

Loại đá mà bạn miêu tả thì lại khác. Đó là đá Tectit, thành phần là SiO2 nên rất gần gũi với thủy tinh. Đây là những mảnh của đuôi Sao Chổi chảy ra khi chạm vào khí quyển mà rơi xuống mặt đất. Cách đây khoảng 700.000 năm có một trận mưa Tectit rơi xuống vùng Đông Nam Á. Nó nằm trong đất sét, về sau chuyển hóa thành đá ong. Ở nước ta những viên Tectit lớn thường gặp ở Đà Lạt và có giá khoảng vài trăm nghìn đồng/kg.

Tectit không phải là thiên thạch (meteorite), thiên thạch có nguồn gốc từ sự va chạm của các thiên thể. Nhiều nhà khoa học còn cho rằng nguyên nhân khiến cho loài khủng long biến mất là do một thiên thạch lớn rơi xuống Trái đất 64 triệu năm trước và đâm vào Trung Mỹ. Vụ va chạm này làm tung lên lớp bụi che lấp ánh sáng Mặt trời trong nhiều năm, giết chết các loài thực vật - thức ăn của loài khủng long.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.