| Hotline: 0983.970.780

Vị thuốc từ cây gai

Thứ Sáu 24/02/2012 , 09:38 (GMT+7)

Theo đông y, lá và rễ cây gai có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ, kháng khuẩn, lợi tiểu.

Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea- họ gai (Urticaceae), trong dân gian còn gọi là cây: Lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái)… Cây gai cao khoảng 1m, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.

Cây gai thường trồng, mọc nơi ẩm ướt để lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông bằng cách thái lát, phơi hoặc sấy khô. Theo đông y, lá và rễ cây gai có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ, kháng khuẩn, lợi tiểu. Sau đây là những bài thuốc của cây gai:

 -Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.

-Bổ an thai: Rễ cây mới  hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả.

- Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiện ra máu.

- Chữa sa tử cung, tử cung sưng đau, sa trực tràng: Rễ gai (30g), bồ công anh (12g), cỏ cứt lợn (12g), huỳnh kỳ (20g), cây ngái (20g), đảng sâm (20g). Tất cả sao vàng sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 15 – 20 thang. Dùng rễ gai tươi và rễ cây vông vang, rửa sạch, giã đắp vào búi bị sa.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.