| Hotline: 0983.970.780

Nước mắt người nghèo mang căn bệnh ung thư khi tết đến xuân về

Thứ Năm 01/02/2018 , 13:45 (GMT+7)

Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, PV NNVN đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời, đặc biệt không ít nông dân chân lấm tay bùn đã phải bán hết nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí cả đàn heo, đàn gà cuối cùng lấy tiền...

Gần tết, những nông dân đeo trên mình căn bệnh ung thư lại càng thấm thía nỗi buồn, nỗi đau. Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, PV NNVN đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời, đặc biệt không ít nông dân chân lấm tay bùn đã phải bán hết nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí cả đàn heo, đàn gà cuối cùng lấy tiền chiến đấu với bệnh ung thư...
 

Bán nhà, chữa bệnh

Vừa bước chân vào sân BV Ung bướu TP.HCM, đập vào mắt tôi là hình ảnh bốn người phụ nữ lớn tuổi, da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ ngồi xúm lại trên chiếc chiếu được trải ở hành lang bệnh viện, cùng ăn bữa cơm chiều vừa mới xin được ở chùa. Hỏi ra được biết, cả bốn người đều là bệnh nhân ung thư đã coi bệnh viện là nhà suốt bao năm nay.

09-23-20_hinh-1
Những người phụ nữ nương tựa nhau chiến đấu với bệnh ung thư

Nhìn cách họ ăn uống chỉ với mấy cọng rau, ít đậu hũ chấm nước tương và miếng xoài bằm vừa xin được tôi thấy nhói lòng. Không hiểu với những bữa cơm như thế, họ sẽ lấy sức đâu để chống chọi lại với phản ứng phụ mỗi khi phải vào thuốc, truyền hóa chất… Như hiểu được điều tôi đang suy nghĩ, bà Lê Thị Liên (53 tuổi, ở Bình Thuận) vừa nhệu nhạo nhai cơm vừa nói: “Có cơm thế này ăn là may lắm rồi cô à, chúng tôi bao năm nay toàn sống nhờ vào cơm từ thiện ở chùa, từ các nhà hảo tâm, không là chết!”.

Không khí ảm đạm như bao trùm chỗ tôi ngồi, bởi những giọt nước mắt đang lăn dài trên má theo tiếng kể của bà Liên. Mặc dù lấy chồng không có con, nhưng bà cũng có những tháng ngày tươi đẹp, hạnh phúc ở Bình Thuận bên người thân. Cho đến khi bà phát hiện ra mình bị ung thư vú giai đoạn cuối, thì cuộc sống dường như bế tắc.

Khi còn khỏe, bà đi nấu ăn thuê cho một công ty thủy sản lương 3 triệu đồng/tháng. Nhưng hai năm nay, phải chiến đấu với căn bệnh ung thư, bà hầu như tá túc ở bệnh viện, không dám về quê. Điều trị liên tục hai năm, vào 13 toa thuốc, cắt một bên vú và giờ hạch nổi lên ở nách khiến bà đau nhức, người phù lên.

Bà vạch cho tôi xem cái hạch đang sưng vù, đỏ au, và hôi thối. Tôi nhìn mà giật mình, rồi hỏi: “Sao bà không vào nằm giường để bác sĩ theo dõi cho”. Bà phân trần: “Làm gì còn tiền mà vào hả cô, trong đó 3 người nằm một giường có khi còn không có giường, hết đợt thuốc này đến đợt thuốc khác. Ngày xưa còn khỏe tôi đi làm cũng tích góp được ít, rồi có cái nhà nhỏ ở quê cũng đem bán để chữa trị hết rồi cô ơi, không còn gì cả.

09-23-20_hinh-2
Khoảng trống giữa hai chiếc ghế đá cũng được những bệnh nhân ung thư tận dụng làm nơi nghỉ ngơi
Hồ Thị Diệu Thi yếu ớt, hơi thở khó nhọc, nói từng tiếng một với tôi: “Em bị tùm lum các bệnh chị ơi! Bác sĩ bảo bây giờ phải điều trị từng bệnh một. Ước chi em hết bệnh để về với con. Hai con em còn nhỏ quá, đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi phải cậy nhờ bà ngoại và anh chị em nuôi giùm. Không biết em có khỏe để được về ăn tết cùng con không nữa chị!”

Bác sĩ bảo tôi về chuẩn bị hòm đi, rồi nhìn thấy cảnh nhiều người ở đây lần lượt “ra đi” mà tôi sợ. Nhưng còn nước còn tát, tôi cố bám trụ ở đây được ngày nào hay ngày đó. Hàng ngày sang xin cơm bên chùa Bảo Vân, lâu lâu có nhà hảo tâm vào phát tiền thì tôi lấy đi mua thuốc, còn không thì cứ cắn răng mà chịu đựng”.

Ngồi bên cạnh tôi là bà Lê Thị Kim Bính (56 tuổi, quê ở Phú Yên), một người phụ nữ thân hình gầy gò, nhưng nụ cười của bà thật tươi, bà móc trong túi áo khoe với tôi hình cô con gái đang học trung cấp tại Sài Gòn. Dường như đây là niềm vui, là động lực duy nhất để bà tiếp tục bám trụ lại bệnh viện để mong một ngày được ở cạnh con.

Bà kể, khi phát hiện bị ung thư vú là năm 2009 nhưng vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, chỉ có vài sào ruộng, mấy con heo, chồng lại bệnh đau dạ dày nên bà giấu chồng con để dành thời gian tiền bạc chữa trị cho chồng trước. Đến năm 2011, khi sức khỏe suy kiệt bà mới vào BV Ung bướu và được bác sĩ cho biết nội tạng của bà đã lanh tanh bành.

Bà phải phẫu thuật để cắt một bên vú năm 2011. Đến năm 2015 thì cắt một bên phổi và đến nay gan cũng có vấn đề. Như vậy, bà đã có hơn 7 năm sống chung với căn bệnh ung thư quái ác, không còn khả năng lao động nên tất cả chỉ dựa vào sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm.

“Cô cũng muốn được về quê ăn Tết với chồng với con chứ. Nhưng giờ cô chỉ trông chờ có nhà hảo tâm nào thương giúp đỡ thôi. Nhìn người ta xếp quần xếp áo để về quê mà cô ứa nước mắt. Mấy tháng trước chồng cô gọi điện nói có mấy sào ruộng thôi mà năm nay mưa bão bị mất mùa, nên càng đói con à!”.
 

Tình người nơi... bất hạnh

Chúng tôi đang trò chuyện thì một chị bán vé số bước tới đưa cho bà Hoàng Thị Yến (65 tuổi, quê ở huyện Tân Biên, Tây Ninh) tờ 20 ngàn đồng: “Cho bà này, mua cái gì mà ăn đi”.

09-23-20_hinh-3
"Bệnh viên cho chúng tôi nằm tá túc ngoài này cũng đã mừng lắm rồi", một bệnh nhân chia sẻ

Thấy vậy, bà Yến tỏ vẻ ngại ngùng: “Hôm trước bán vé số đã bị mất mấy tờ rồi, mà còn cho tôi tiền nữa à!”.

“Kệ đi!”, chị bán vé số dúi tiền vào tay bà Yến rồi bỏ đi...

Sau câu chuyện đầy tình người của những phụ nữ không hề quen biết nhau, chúng tôi lại gần hàng ghế đá bệnh viện, nơi ông Nguyễn Văn Tiến (ở TP Buôn Mê Thuột) đang ngồi bên người vợ buồn rầu ủ rũ. Với cử chỉ âu yếm, ông quay sang bà nói: “Bác sĩ bảo rồi, bây giờ chủ yếu là 4 chữ T: tinh thần, thức ăn, thuốc và thể dục. Đả thông được 4 chữ T đó là người thoải mái liền, chứ lúc nào cũng âu sầu thì có khi bệnh chưa chết mà chết vì tinh thần”.

Ông cho biết, gia đình ông bà ở nhà làm nông, trồng được ít cà phê, ít bơ, nhưng từ khi bà bị bệnh, thì rẫy vườn đành bỏ mặc. Ông cùng bà 4 tháng nay chầu trực ở viện để vào hóa chất. Cứ buổi tối thì thuê phòng trọ ở bên hông bệnh viện giá 150 ngàn đồng nằm qua đêm, sáng hôm sau lại vào ghế đá bệnh viện ngồi. Lúc nào hết tiền thì đành ngủ lại ghế đá bệnh viện...

Giờ tết đã đến rất gần, gia đình mong ngóng, con thơ đợi chờ, mà bệnh tình của người mẹ trẻ lại mỗi ngày càng thêm nhức nhối...

“Sắp đến tết rồi, bà định bao giờ về quê ăn Tết với gia đình?”, tôi hỏi.

Bà Liên buồn rầu đáp: “Làm gì có tiền mà về, mà về lấy nhà đâu để ở. Phải chi tôi cũng có một đứa con để được nhờ. Ai mà không muốn được ăn tết bên gia đình chứ, nhưng chị em trong nhà xa lánh tôi, sợ tôi lây cho con họ nên tết này tôi không về quê nữa. Tôi ăn tết ở bệnh viện!”.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm