| Hotline: 0983.970.780

Nước mắt người nghèo mang căn bệnh ung thư khi tết đến xuân về

Thứ Năm 01/02/2018 , 13:45 (GMT+7)

Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, PV NNVN đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời, đặc biệt không ít nông dân chân lấm tay bùn đã phải bán hết nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí cả đàn heo, đàn gà cuối cùng lấy tiền...

Gần tết, những nông dân đeo trên mình căn bệnh ung thư lại càng thấm thía nỗi buồn, nỗi đau. Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, PV NNVN đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời, đặc biệt không ít nông dân chân lấm tay bùn đã phải bán hết nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí cả đàn heo, đàn gà cuối cùng lấy tiền chiến đấu với bệnh ung thư...
 

Bán nhà, chữa bệnh

Vừa bước chân vào sân BV Ung bướu TP.HCM, đập vào mắt tôi là hình ảnh bốn người phụ nữ lớn tuổi, da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ ngồi xúm lại trên chiếc chiếu được trải ở hành lang bệnh viện, cùng ăn bữa cơm chiều vừa mới xin được ở chùa. Hỏi ra được biết, cả bốn người đều là bệnh nhân ung thư đã coi bệnh viện là nhà suốt bao năm nay.

09-23-20_hinh-1
Những người phụ nữ nương tựa nhau chiến đấu với bệnh ung thư

Nhìn cách họ ăn uống chỉ với mấy cọng rau, ít đậu hũ chấm nước tương và miếng xoài bằm vừa xin được tôi thấy nhói lòng. Không hiểu với những bữa cơm như thế, họ sẽ lấy sức đâu để chống chọi lại với phản ứng phụ mỗi khi phải vào thuốc, truyền hóa chất… Như hiểu được điều tôi đang suy nghĩ, bà Lê Thị Liên (53 tuổi, ở Bình Thuận) vừa nhệu nhạo nhai cơm vừa nói: “Có cơm thế này ăn là may lắm rồi cô à, chúng tôi bao năm nay toàn sống nhờ vào cơm từ thiện ở chùa, từ các nhà hảo tâm, không là chết!”.

Không khí ảm đạm như bao trùm chỗ tôi ngồi, bởi những giọt nước mắt đang lăn dài trên má theo tiếng kể của bà Liên. Mặc dù lấy chồng không có con, nhưng bà cũng có những tháng ngày tươi đẹp, hạnh phúc ở Bình Thuận bên người thân. Cho đến khi bà phát hiện ra mình bị ung thư vú giai đoạn cuối, thì cuộc sống dường như bế tắc.

Khi còn khỏe, bà đi nấu ăn thuê cho một công ty thủy sản lương 3 triệu đồng/tháng. Nhưng hai năm nay, phải chiến đấu với căn bệnh ung thư, bà hầu như tá túc ở bệnh viện, không dám về quê. Điều trị liên tục hai năm, vào 13 toa thuốc, cắt một bên vú và giờ hạch nổi lên ở nách khiến bà đau nhức, người phù lên.

Bà vạch cho tôi xem cái hạch đang sưng vù, đỏ au, và hôi thối. Tôi nhìn mà giật mình, rồi hỏi: “Sao bà không vào nằm giường để bác sĩ theo dõi cho”. Bà phân trần: “Làm gì còn tiền mà vào hả cô, trong đó 3 người nằm một giường có khi còn không có giường, hết đợt thuốc này đến đợt thuốc khác. Ngày xưa còn khỏe tôi đi làm cũng tích góp được ít, rồi có cái nhà nhỏ ở quê cũng đem bán để chữa trị hết rồi cô ơi, không còn gì cả.

09-23-20_hinh-2
Khoảng trống giữa hai chiếc ghế đá cũng được những bệnh nhân ung thư tận dụng làm nơi nghỉ ngơi
Hồ Thị Diệu Thi yếu ớt, hơi thở khó nhọc, nói từng tiếng một với tôi: “Em bị tùm lum các bệnh chị ơi! Bác sĩ bảo bây giờ phải điều trị từng bệnh một. Ước chi em hết bệnh để về với con. Hai con em còn nhỏ quá, đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi phải cậy nhờ bà ngoại và anh chị em nuôi giùm. Không biết em có khỏe để được về ăn tết cùng con không nữa chị!”

Bác sĩ bảo tôi về chuẩn bị hòm đi, rồi nhìn thấy cảnh nhiều người ở đây lần lượt “ra đi” mà tôi sợ. Nhưng còn nước còn tát, tôi cố bám trụ ở đây được ngày nào hay ngày đó. Hàng ngày sang xin cơm bên chùa Bảo Vân, lâu lâu có nhà hảo tâm vào phát tiền thì tôi lấy đi mua thuốc, còn không thì cứ cắn răng mà chịu đựng”.

Ngồi bên cạnh tôi là bà Lê Thị Kim Bính (56 tuổi, quê ở Phú Yên), một người phụ nữ thân hình gầy gò, nhưng nụ cười của bà thật tươi, bà móc trong túi áo khoe với tôi hình cô con gái đang học trung cấp tại Sài Gòn. Dường như đây là niềm vui, là động lực duy nhất để bà tiếp tục bám trụ lại bệnh viện để mong một ngày được ở cạnh con.

Bà kể, khi phát hiện bị ung thư vú là năm 2009 nhưng vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, chỉ có vài sào ruộng, mấy con heo, chồng lại bệnh đau dạ dày nên bà giấu chồng con để dành thời gian tiền bạc chữa trị cho chồng trước. Đến năm 2011, khi sức khỏe suy kiệt bà mới vào BV Ung bướu và được bác sĩ cho biết nội tạng của bà đã lanh tanh bành.

Bà phải phẫu thuật để cắt một bên vú năm 2011. Đến năm 2015 thì cắt một bên phổi và đến nay gan cũng có vấn đề. Như vậy, bà đã có hơn 7 năm sống chung với căn bệnh ung thư quái ác, không còn khả năng lao động nên tất cả chỉ dựa vào sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm.

“Cô cũng muốn được về quê ăn Tết với chồng với con chứ. Nhưng giờ cô chỉ trông chờ có nhà hảo tâm nào thương giúp đỡ thôi. Nhìn người ta xếp quần xếp áo để về quê mà cô ứa nước mắt. Mấy tháng trước chồng cô gọi điện nói có mấy sào ruộng thôi mà năm nay mưa bão bị mất mùa, nên càng đói con à!”.
 

Tình người nơi... bất hạnh

Chúng tôi đang trò chuyện thì một chị bán vé số bước tới đưa cho bà Hoàng Thị Yến (65 tuổi, quê ở huyện Tân Biên, Tây Ninh) tờ 20 ngàn đồng: “Cho bà này, mua cái gì mà ăn đi”.

09-23-20_hinh-3
"Bệnh viên cho chúng tôi nằm tá túc ngoài này cũng đã mừng lắm rồi", một bệnh nhân chia sẻ

Thấy vậy, bà Yến tỏ vẻ ngại ngùng: “Hôm trước bán vé số đã bị mất mấy tờ rồi, mà còn cho tôi tiền nữa à!”.

“Kệ đi!”, chị bán vé số dúi tiền vào tay bà Yến rồi bỏ đi...

Sau câu chuyện đầy tình người của những phụ nữ không hề quen biết nhau, chúng tôi lại gần hàng ghế đá bệnh viện, nơi ông Nguyễn Văn Tiến (ở TP Buôn Mê Thuột) đang ngồi bên người vợ buồn rầu ủ rũ. Với cử chỉ âu yếm, ông quay sang bà nói: “Bác sĩ bảo rồi, bây giờ chủ yếu là 4 chữ T: tinh thần, thức ăn, thuốc và thể dục. Đả thông được 4 chữ T đó là người thoải mái liền, chứ lúc nào cũng âu sầu thì có khi bệnh chưa chết mà chết vì tinh thần”.

Ông cho biết, gia đình ông bà ở nhà làm nông, trồng được ít cà phê, ít bơ, nhưng từ khi bà bị bệnh, thì rẫy vườn đành bỏ mặc. Ông cùng bà 4 tháng nay chầu trực ở viện để vào hóa chất. Cứ buổi tối thì thuê phòng trọ ở bên hông bệnh viện giá 150 ngàn đồng nằm qua đêm, sáng hôm sau lại vào ghế đá bệnh viện ngồi. Lúc nào hết tiền thì đành ngủ lại ghế đá bệnh viện...

Giờ tết đã đến rất gần, gia đình mong ngóng, con thơ đợi chờ, mà bệnh tình của người mẹ trẻ lại mỗi ngày càng thêm nhức nhối...

“Sắp đến tết rồi, bà định bao giờ về quê ăn Tết với gia đình?”, tôi hỏi.

Bà Liên buồn rầu đáp: “Làm gì có tiền mà về, mà về lấy nhà đâu để ở. Phải chi tôi cũng có một đứa con để được nhờ. Ai mà không muốn được ăn tết bên gia đình chứ, nhưng chị em trong nhà xa lánh tôi, sợ tôi lây cho con họ nên tết này tôi không về quê nữa. Tôi ăn tết ở bệnh viện!”.

 

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.