| Hotline: 0983.970.780

Nuôi thủy đặc sản thu nhập cao

Thứ Sáu 27/02/2015 , 06:14 (GMT+7)

Ông Trương Vĩnh Yên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết, năm 2014 trung tâm đã triển khai mô hình nuôi thủy đặc sản quy mô nông hộ tại 7 huyện, TP. Hai đối tượng nuôi là cá lóc và ếch.

Quy mô nuôi cá lóc nuôi trong bể đất lót nylon (vèo đặt trong ao) 850 m2, với 17 hộ tham gia (4.000 con/ hộ), mật độ nuôi 80 con/m2. Nuôi ếch quy mô 420 m2 với 14 hộ tham gia (1.500 con/hộ), mật độ nuôi 50 con/m2. Thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước hỗ trợ 100% tiền con giống và 30% tiền thức ăn còn người dân đối ứng 70% thức ăn và đầu tư bể đất lót nylon, vèo nuôi, công chăm sóc theo quy trình kỹ thuật…

Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Nhìn chung, các hộ tham gia mô hình đã tuân thủ và thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật, quản lý ao nuôi đạt yêu cầu đề ra. Sau 4 tháng thả nuôi ếch với tỉ lệ sống đạt 72%, trọng lượng bình quân 300 gr/con. Sản lượng bình quân đạt 269 kg/mô hình. Lợi nhuân 1.500.000 đ/mô hình. Mô hình nuôi cá lóc sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống cá lóc đạt 74%, trọng lượng bình quân 400 gr/con. Sản lượng bình quân đạt 917 kg/mô hình. Lợi nhuận 6.700.000 đ/mô hình.

Theo ông Yên, bên cạnh những thành công nhất định, người nuôi thủy sản còn gặp khó khăn về chất lượng con giống, quy trình kỹ thuật, giá cả thức ăn, môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ… đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng mô hình.
Để phong trào nuôi thủy sản phát triển ổn định, hiệu quả thì vấn đề ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật và việc lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp đối với người nuôi là cần thiết...

Các hộ tham mô hình đều nhận thấy được lợi ích của việc tận dụng diện tích nhỏ (30 - 50 m2) và thời gian nhàn rỗi để nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế. Đồng thời được nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng vào thực tế để tăng thêm lợi nhuận góp phần ổn định đời sống kinh tế hộ. Việc xã hội hóa và nhân rộng mô hình là rất khả quan. Trong buổi tổng kết mô hình, các ý kiến của người dân đều thống nhất:

- Mô hình nuôi được thực hiện trên các loại hình: Nuôi trong vèo, bể đất lót nylon đều có khả năng ứng dụng, nhân rộng phát triển cho những hộ ít vốn. Mô hình nuôi trong vèo ghép cá (rô, sặc rằn, trê…) trong ao vừa có thể  tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi từ thức ăn của cá lóc vừa hạn chế ô nhiễm môi trường từ nguồn thức ăn thừa.

- Việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp trong quy trình nuôi cá lóc thương phẩm có nhiều ưu điểm so với quy trình nuôi truyền thống sử dụng thức ăn cá tạp:

+ Không tốn nhiều công sức để đi mua và sơ chế trước khi cho ăn, giảm hẳn chi phí thuê nhân công.

+ Nguồn cung cấp và chất lượng thức ăn luôn chủ động và ổn định.

+ Giảm hẳn chi phí cho việc bổ sung các loại thuốc bổ giúp cá nâng cao sức đề kháng và tiêu hoá tốt do trong thức ăn công nghiệp các thành phần trên đã được tính toán phối trộn cẩn thận theo nhu cầu của cá.

+ Ít gây ô nhiễm nguồn nước, do đó giảm nhu cầu sử dụng nguồn nước và giảm tình trạng cá nhiễm bệnh do môi trường bị ô nhiễm.

- Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi ếch, đối tưọng nuôi này không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt, hay những mảnh đất trống để đặt vèo hay lót bạc là có thể nuôi ếch thịt. Thức ăn cho ếch cũng rất đa dạng, có thể dùng cá biển, ốc bươu vàng xay nhuyễn cho ếch ăn hay cũng có thể dùng thức ăn công nghiệp.

Nuôi ếch mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông hộ nhưng bên cạnh đó cũng có không ít hộ nuôi thất bại. Nguyên nhân là do người nuôi chủ quan cho rằng ếch dễ nuôi nên không chú ý chăm sóc, học hỏi kinh nghiệm.

Phong trào nuôi ếch trên địa bàn tỉnh phát triển tự phát, manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó quản lý, nhất là quản lý chất lượng ếch giống. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, chưa thật sự ổn định, giá cả biến động thất thường làm tăng rủi ro cho các hộ nuôi.

Với những kiến thức, kinh nghiệm đã nắm được, tin rằng bà con sẽ áp dụng có kết quả vào thực tế các mô hình, cho các vụ nuôi sắp tới nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

(Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long)

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm