| Hotline: 0983.970.780

Ông Trump sẽ đem gì tới Bắc Kinh?

Thứ Tư 27/09/2017 , 11:10 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh trong hành trình tới châu Á vào tháng 11 tới.

Ngay từ thời điểm hiện tại, giới chức đôi bên đã rốt ráo dàn xếp các vấn đề giữa đôi bên nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Tập Cận Bình tại Florida (Mỹ) hồi tháng 4/2017


Điểm nóng Triều Tiên

Đây là vấn đề gây nên khá nhiều lời qua tiếng lại giữa Bắc Kinh với Washington thời gian vừa qua. Mỹ mới đây được xem là thành công khi thuyết phục Trung Quốc ủng hộ dự thảo nghị quyết tăng trừng phạt Triều Tiên do các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh cũng tỏ ra cứng rắn hơn trong các tuyên bố công khai đối với Triều Tiên.

Tuy nhiên, chừng đấy có vẻ vẫn là chưa đủ để Mỹ cảm thấy thoải mái, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un lâu lâu lại doạ…phóng tên lửa vào lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng cũng không ngại thực hiện các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, bất chấp sức ép của Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Theo giới quan sát, điểm mấu chốt giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới Triều Tiên, là niềm tin giữa đôi bên. Bất chấp những động thái bên ngoài, Washington vẫn tin rằng Trung Quốc âm thầm ủng hộ chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Bắc Kinh có lý do để thực hiện việc này, khi Triều Tiên được xem là vùng đệm đảm bảo an toàn cho biên giới Trung Quốc. Trong khi đó, giới chính trị và quân sự Mỹ sớm đánh giá rằng, Mỹ sẽ khó lòng giải quyết được vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nếu không thuyết phục được Mỹ. Đây vì vậy được dự báo sẽ là một trong những vấn đề nóng bỏng Tổng thống Donald Trump mang tới Bắc Kinh.
 

Nhưng thương mại mới là cốt lõi?

Với một người xuất thân là doanh nhân như ông Trump, chuyện này có thể dự đoán được. Trên thực tế, chính sách thương mại đối với Trung Quốc là vấn đề được ông Trump nhắc tới khá đậm trong chiến dịch vận động tranh cử cũng như sau khi chính thức lên nắm quyền.

Tại cuộc gặp hồi tháng 4/2017 ở Florida giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đôi bên đã đưa ra “kế hoạch 100 ngày” liên quan đến các vấn đề kinh tế giữa đôi bên. Tuy nhiên theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), từ đó tới nay các khúc mắc giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới thương mại vẫn không giảm được bao nhiêu. Trong cuộc làm việc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh hôm thứ Hai đầu tuần này, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilber Ross đã bày tỏ, Mỹ và Trung cần sớm giải quyết các bất đồng bởi tình hình thương mại đôi bên có tác động lớn tới kinh tế thế giới. Ông Ross đồng thời nhấn mạnh, Mỹ mong muốn Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường đối với hàng hoá nước này. Ví dụ như mặt hàng thịt bò xuất khẩu, vốn từng được đề cập trong bản kế hoạch nói trên giữa đôi bên.

Theo SCMP, đây chỉ là 1 trong nhiều vấn đề thương mại song phương giữa hai nước. Trong chuyến công du sắp tới của ông Trump, Bắc Kinh và Washington sẽ phải giải quyết một loạt vấn đề khác. Đầu tiên là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, lên tới 347 tỉ USD, tương đương 1,87% tổng GDP theo thống kê của ngân hàng thế giới (WB). Trong khi chỉ xuất khẩu vào Trung Quốc 116 tỉ USD sản phẩm hàng hoá, Mỹ phải nhập khối lượng hàng từ Trung Quốc với giá trị lên tới 463 tỉ USD. Dân làm ăn như ông Trump khó chấp nhận được chuyện này.

Các vấn đề nóng bỏng khác có thể là cáo buộc của Mỹ rằng Trung Quốc vẫn công khai hoặc bí mật, ăn cắp công nghệ của nước này, thao túng tỉ giá tiền tệ hoặc chính phủ Trung Quốc trợ giá cho doanh nghiệp xuất khẩu. Báo cáo do New York Times đưa ra hồi tháng này nói, riêng hoạt động đánh cắp công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ đã khiến doanh nghiệp Mỹ thiệt hại 600 tỉ USD mỗi năm, và Trung Quốc là “thủ phạm” chính. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc cũng khiến hàng hoá nước này rẻ hơn, kết hợp với hoạt động trợ giá của chính phủ, theo Washington, gây nên sự bất công với doanh nghiệp Mỹ. Toàn bộ những khúc mắc trên sẽ được ông Trump và giới chức Mỹ “bày” ra khi tới Trung Quốc vào tháng 11 tới.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm