| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện loài hóa thạch cá heo 'mini' không răng cách đây 30 triệu năm

Thứ Bảy 26/08/2017 , 07:10 (GMT+7)

Nhóm nhà khoa học Mỹ mới đây đã tiết lộ về một loài cá heo nhỏ không răng từng sinh sống tại nhiều đại dương trên thế giới cách đây 30 triệu năm.

Hình ảnh đồ họa về cá heo mini Inermorostrum xenops

Theo bài viết trên tạp chí Proceedings B của Viện Khoa học hoàng gia Anh số ra mới nhất, qua nghiên cứu chỉ với một hóa thạch hộp sọ tìm được tại một con sông gần thành phố Charleston, bang Carolina, miền nam nước Mỹ, các nhà khoa học thuộc Đại học Charleston đã tái hiện lại sự tiến hóa cũng như phác thảo sơ lược khuôn mặt và hình dáng của loài động vật có vú mũi hếch này. 

Với chiều dài trên 1m tính từ mõm tới đuôi, loài cá heo "mini" với tên gọi Inermorostrum xenops (I. xenops) có kích thước chỉ bằng một nửa so với các loài cá heo thông thường khác. Đây là một trong hai nhóm chính các loài động vật có vú mang tên Odontoceti. Nhóm này có khả năng vượt trội trong việc định vị bằng tiếng vang nhờ phát triển khả năng giống như sóng radar để định vị và phát hiện mục tiêu. 

Loài I. xenops đã mất khoảng 4 triệu năm để tiến hóa từ loài cá voi tổ tiên với đặc điểm mới trong khoang miệng khi không còn các chân răng và trở thành "chuyên gia" hút thức ăn. Trong quãng thời gian này, I. xenops đã mất đi làn da trắng như ngọc, mõm co ngắn lại, trong khi môi trở nên "siêu" dày. Mũi ngắn là điểm tiến hóa đặc trưng của loài này nói riêng và loài Odontoceti nói chung có khả năng hút thức ăn điêu luyện, trong đó độ mở của miệng càng nhỏ thì lực hút thức ăn càng lớn. Con mồi của I. xenops chủ yếu là các loài cá nhỏ, mực ống và các sinh vật thân mềm khác. Do mõm có khuynh hướng khoằm xuống, nên các nhà nghiên cứu cho rằng phạm vi săn mồi của loài này chủ yếu ở tầng đáy đại dương. 

Trong khi đó, vào Thế Oligocene, một thế địa chất cách đây 25-35 triệu năm, các loài động vật có vú định vị bằng tiếng vang khác lại tiến hóa với mõm dài và có răng để thích nghi với việc săn mồi là các loài cá lớn hơn. 

Hình ảnh phân tích cắt lát từ hóa thạch hộp sọ của Inermorostrum xenops

Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng cả các loài mõm dài và ngắn đều tiến hóa nhiều lần, điều đó cho thấy chọn lọc tự nhiên không phải là một quá trình ngẫu nhiên.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất