| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện loài hóa thạch cá heo 'mini' không răng cách đây 30 triệu năm

Thứ Bảy 26/08/2017 , 07:10 (GMT+7)

Nhóm nhà khoa học Mỹ mới đây đã tiết lộ về một loài cá heo nhỏ không răng từng sinh sống tại nhiều đại dương trên thế giới cách đây 30 triệu năm.

Hình ảnh đồ họa về cá heo mini Inermorostrum xenops

Theo bài viết trên tạp chí Proceedings B của Viện Khoa học hoàng gia Anh số ra mới nhất, qua nghiên cứu chỉ với một hóa thạch hộp sọ tìm được tại một con sông gần thành phố Charleston, bang Carolina, miền nam nước Mỹ, các nhà khoa học thuộc Đại học Charleston đã tái hiện lại sự tiến hóa cũng như phác thảo sơ lược khuôn mặt và hình dáng của loài động vật có vú mũi hếch này. 

Với chiều dài trên 1m tính từ mõm tới đuôi, loài cá heo "mini" với tên gọi Inermorostrum xenops (I. xenops) có kích thước chỉ bằng một nửa so với các loài cá heo thông thường khác. Đây là một trong hai nhóm chính các loài động vật có vú mang tên Odontoceti. Nhóm này có khả năng vượt trội trong việc định vị bằng tiếng vang nhờ phát triển khả năng giống như sóng radar để định vị và phát hiện mục tiêu. 

Loài I. xenops đã mất khoảng 4 triệu năm để tiến hóa từ loài cá voi tổ tiên với đặc điểm mới trong khoang miệng khi không còn các chân răng và trở thành "chuyên gia" hút thức ăn. Trong quãng thời gian này, I. xenops đã mất đi làn da trắng như ngọc, mõm co ngắn lại, trong khi môi trở nên "siêu" dày. Mũi ngắn là điểm tiến hóa đặc trưng của loài này nói riêng và loài Odontoceti nói chung có khả năng hút thức ăn điêu luyện, trong đó độ mở của miệng càng nhỏ thì lực hút thức ăn càng lớn. Con mồi của I. xenops chủ yếu là các loài cá nhỏ, mực ống và các sinh vật thân mềm khác. Do mõm có khuynh hướng khoằm xuống, nên các nhà nghiên cứu cho rằng phạm vi săn mồi của loài này chủ yếu ở tầng đáy đại dương. 

Trong khi đó, vào Thế Oligocene, một thế địa chất cách đây 25-35 triệu năm, các loài động vật có vú định vị bằng tiếng vang khác lại tiến hóa với mõm dài và có răng để thích nghi với việc săn mồi là các loài cá lớn hơn. 

Hình ảnh phân tích cắt lát từ hóa thạch hộp sọ của Inermorostrum xenops

Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng cả các loài mõm dài và ngắn đều tiến hóa nhiều lần, điều đó cho thấy chọn lọc tự nhiên không phải là một quá trình ngẫu nhiên.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm