| Hotline: 0983.970.780

Rợn người cảnh 'đánh bom' thuốc sâu ở vùng cam, quất, bưởi cảnh... phục vụ tết

Thứ Hai 19/12/2016 , 09:19 (GMT+7)

Huyện Văn Giang (Hưng Yên) là trọng điểm về cam, quất, bưởi cảnh... phục vụ tết với khoảng 300 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Liên Nghĩa, Mễ Sở, Thắng Lợi, cho hiệu quả kinh tế rất cao nhưng cũng hủy hoại môi trường. Về đây chứng kiến cảnh “đánh” thuốc sâu vẫn diễn ra hàng ngày…

Cả xã "đánh" thuốc

“Bom” là cái thùng phuy 100 lít chứa dung dịch thuốc sâu mà dân Văn Giang vẫn quen mồm hay gọi. Đúng như cái tên chết chóc của nó, ngày ngày cánh đồng cam, quất, bưởi cảnh nơi đây vẫn bị “đánh bom” thuốc sâu liên tục trong một cuộc chiến khốc liệt với sâu bệnh.

Đã qua rồi cái thời phun thuốc bằng bình xịt đeo vai công suất nhỏ, mỗi ngày phun thuốc bằng máy với dây dẫn kéo dài, hai lao động một phun, một kéo dây có thể bỏ được 10 quả “bom” tức 1.000 lít dung dịch thuốc. Nhà này bỏ, nhà kia bỏ khiến cánh đồng nhiều khi mù mịt như sương, mùi thuốc sâu nồng nặc đẩy đưa từ ruộng về khắp đầu làng, cuối xóm.

Con đường vào thôn Phi Liệt đoạn qua Đoàn Kết khiến ai cũng phải chú ý đến tấm biển rất lạ bằng bê tông, có khắc chữ “Vùng kinh tế đường tam giác vàng”. Sở dĩ gọi như thế là bởi trước đây là con đường lầy lội, đi lại rất khổ sở nhưng từ khi cả xóm cùng đoàn kết bảo nhau mở một con đường bê tông mới khang trang, rộng đẹp thì kinh tế cứ phát triển vù vù.

14-21-52_dsc_6704
 

Giá cây quất, cây cam, cây bưởi cảnh cũng từ đó đi lên, trước chỉ được 1 triệu thì giờ gấp hai, gấp ba. Đến thôn xóm giờ hoa mắt với nhà tầng, biệt thự, xe máy, ô tô xịn. Toàn nhà nông dân chân đất chứ không phải nhà quan chức hay doanh nghiệp. Cuộc sống sung túc hôm nay của người dân Phi Liệt được đánh đổi bằng trí tuệ lẫn sức khỏe.
 

Rải thuốc trên cây cảnh

Anh Đinh Đức Đại- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa đồng thời cũng là một trong những chủ vườn lớn nhất nhì trong vùng thống kê với tôi rằng, thôn có chừng 60 mẫu quất, cam Canh, bưởi Diễn cảnh chuyên phục vụ cho dịp tết với khoảng 10 ông chủ lớn, như nhà anh, như nhà anh Bì Văn Tiến...

14-21-52_dsc_6694
Vườn quất cảnh đợi Tết
 

Khác với cam Canh, bưởi Diễn bán quả cho mục đích thực phẩm bị phun thuốc sâu một cách hạn chế, có thời gian cách ly, cam Canh, bưởi Diễn bán mục đích làm cảnh cốt là ở cái mã bề ngoài nên phải phun bảo vệ liên tục.

Nhà anh Đại có hơn 2 mẫu đất đủ để trồng 4.000 cây quất, 170 chậu cam, 40 chậu bưởi cảnh. Quất được chiết từ cây bố mẹ ra, chăm sóc 3 năm sau thì bán thành cây cảnh. Cam được ghép trên gốc bưởi cũng chăm sóc 3 năm mới cho bán. Bưởi cầu kỳ hơn, phải mua gốc bưởi Diễn đã già, khai thác mãi mạn Hà Tây cũ, Phú Thọ, Hải Dương…về.

Mỗi gốc bưởi giá 1,5-2 triệu đồng nhưng cũng phải chăm sóc cho cây phục hồi xong mới ghép với các cành bưởi Diễn đã có sẵn quả to bằng cái chén, bọc nylon lại cho khỏi mưa nắng, đợi vết thương liền thành sẹo.


 

Theo anh Đại, năm nay thời tiết rất thuận lợi cho các loại cây ăn quả có múi nên ít phải phun thuốc hơn so với năm 2015 nhưng cũng trung bình 2 lần 1 tháng gồm Atamite để đánh mỏ đỏ (một loại nhện), Ridomil để lá và quả đẹp mã cộng thêm nhiều loại thuốc phụ, độn khác.

Sang đến tháng 10, tháng 11 âm lịch là thời điểm cần thiết để đánh thuốc “mắt trâu” (thuốc Score-có hình dạng giống mắt trâu) với mật độ 3 lần/tháng. Tổng số thời gian đánh thuốc khoảng trên 20 lần/năm, không được bỏ tháng nào với nguyên tắc phòng ngừa trước khi có bệnh. Do nhện đỏ năm nay đã nhờn thuốc sinh học nên phải đánh bằng thuốc hóa học với độc tính cao hơn.

Anh Đại thống kê chi tiết: Thuốc phun cho 4.000 cây quất mất 65 triệu, 170 cây cam mất 12 triệu, 40 cây bưởi mất 8 triệu, tổng cộng 85 triệu, vẫn ít hơn năm 2015 tới 10 triệu. Gần 1 ha cây cảnh có múi của gia đình anh Đại tốn mỗi năm 85- 95 triệu tiền thuốc BVTV, vị chi chỉ tính riêng khoảng 300 ha cây cảnh có múi của huyện Văn Giang đã mất mỗi năm cỡ 30 tỉ tiền thuốc BVTV.

14-21-52_dsc_6673
Loại thuốc “mắt trâu” thường dùng
 

Nếu thuê đánh thuốc, một “bom” 100 lít phải trả 100.000đ cho người phun, 50.000đ cho người kéo dây (mỗi ngày phun được khoảng 10 bom tiền công tương ứng 1 triệu và 500.000đ cho mỗi người).

Tuy nhiên theo như anh Đại, nhà nông lấy công làm lãi, biết là phun thuốc sâu rất độc hại nhưng vẫn trực tiếp làm chứ không mấy ai chịu đi thuê. Hơn 2 mẫu đất (gần 1 ha) nhà anh Đại mỗi lần sẽ đánh 12 “bom”, phun túc tắc mất khoảng 2 ngày.

Do đất nhà ai nhà nấy canh tác, mỗi gia đình lại có riêng một kiểu chăm sóc, phun thuốc nên cánh đồng Phi Liệt nhiều lúc mù mịt như sương khiến cho những nhà gần như gia đình Đại phải đóng cửa liên tục, chịu trận. Nhưng không ai có thể bảo ai vì cả làng đều thế.


Chuẩn bị “bom” thuốc đi phun
 

Được cái giờ cũng ít người còn vứt vỏ thuốc bừa bãi như trước mà gom vào trong các bao tải, chờ để đổ rác. Một năm nhà anh Đại đem vứt khoảng 3-4 bao tải lèn chặt vỏ bao thuốc sâu như thế.

Mỗi vụ cây cảnh tết, nếu thông đồng bén giọt, trung bình anh Đại thu được 1 tỉ, trừ chi phí mất 600 triệu vẫn còn lãi 400 triệu. Nhưng đó là số tiền đánh đổi từ sức khỏe của chính gia đình, làng xóm mình và sự đầu độc ruộng đồng, môi trường của một năm để cho những người thành phố chơi trong dăm ba ngày Tết.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm