| Hotline: 0983.970.780

Sai phạm đã rõ, sao không xử lý?

Thứ Bảy 22/07/2017 , 07:06 (GMT+7)

Suốt 21 năm, người phụ nữ ấy không biết bao nhiêu lần tìm đến các cơ quan công quyền, biết bao đơn thư được gửi đi, chỉ mong pháp luật phân xử công tâm với bà vì những việc làm sai trái, bất chấp pháp luật của Thi hành án huyện Đô Lương (Nghệ An).

Sai phạm thì đã rõ, nhưng không hiểu sao đến nay, những cá nhân, tổ chức có liên quan vẫn không bị xử lý?

10-04-01_1
Bà Lê Thị Thăng mong muốn mong muốn cơ quan THA ra quyết định hủy kết quả định giá, bán đấu giá ngôi nhà

Theo đơn cầu cứu, bà Lê Thị Thăng (59 tuổi) trú ở khối 7 thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, năm 1994 - 1995 bà vướng vào phường hụi và bị bể nợ. Bà vay tổng cộng của 74 người với số tiền 1,2 tỷ đồng. Sau khi hụi vỡ, những người cho bà vay tiền trước đó đã đến đòi lại tiền, nhưng bà Thăng không có để trả vì đã trót cho người khác vay hưởng chêch lệch.

Các chủ nợ làm đơn tố cáo bà gửi cơ quan chức năng huyện Đô Lương, sau đó có 11 người cho vay dài hạn đã rút đơn kiện và đồng ý cho bà vay số tiền 255 triệu đồng, còn lại bà phải trả 954 triệu đồng cho 63 người còn lại.

Bất ngờ, đến ngày 29/10/1996, bà Thăng bị công an huyện Đô Lương bắt tạm giam về tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản công dân”. Sau 7 tháng bị tạm giam để điều tra nhưng không có kết quả, đến ngày 29/5/1997, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện ra quyết định đình chỉ vụ án và quyết định hủy bỏ việc tạm giam đối với bà Thăng vì: Hành vi vay tiền của bà Lê Thị Thăng chỉ chịu trách nhiệm về dân sự, không cấu thành tội.

Cho rằng 7 tháng mình phải chịu ngồi tù oan, nên bà đã viết đơn kiện, yêu cầu cơ quan chức năng phải bồi thường về danh dự và tinh thần cho bà. Hành trình kêu kiện cũng bắt đầu từ đó, và trở nên đầy khó khăn, trắc trở.

Bà Thăng nhớ lại: “Lúc bấy giờ hành trình từ nhà xuống VSKND tỉnh, rồi ra VKSND tối cao ở Hà Nội của tôi cứ liên tục, đi nhiều tới mức các đơn thư giấy tờ đóng cả tập. Nhiều lúc thấy nản lòng lắm, nhưng nhờ có chồng con làm chỗ dựa, động viên tinh thần nên tôi có thêm nghị lực đi tìm công lý”.

Sau quãng thời gian mòi mỏi đi đòi lại danh dự và tổn thất về tinh thần cho mình. Đến năm 2010, tức là 14 năm sau, VSKND tối cao chỉ đạo bồi thường thì việc vụ việc mới được giải quyết. Số tiền bà Thăng được nhận là 104 triệu đồng.

Việc “hình sự” hóa vụ việc đã không có kết quả tốt đẹp, thì sau 16 tháng kể từ khi bà Thăng được trả tự do, ngày 17/8/1998, Đội thi hành án (THA) huyện Đô Lương đã tổ chức lực lượng cưỡng chế niêm phong căn nhà 3 tầng mà trước đó không có một thông báo gì về việc kê biên. Đội Thi hành án tước luôn những tài sản và những công cụ kiếm sống không được kê biên, gồm: một bộ sa lông, một máy ép mía, một máy làm kem. Gia đình bà Thăng bị đuổi ra khỏi nhà giữa lúc trời mưa to, gió lớn.

Sau hai lần định giá (năm 1998 và 1999) nhà bà Thăng từ giá khởi điểm 176,5 triệu đồng được hạ xuống 160 triệu đồng. Đến tháng 3/2001, vin vào lý do không có người mua, chấp hành án tự ý tổ chức bán nhà cho những người được thi hành án bằng biện pháp “bỏ phiếu kín” và đã bán cho ông Nguyễn Quốc Sơn với giá 143,8 triệu đồng (thấp hơn giá sàn 14 triệu đồng). Việc hạ giá sàn và kéo dài thời gian bán đấu giá (hơn 22 tháng) là vi phạm pháp luật và nguyên tắc bán đấu giá tài sản.

10-04-01_2
Hành trình đi khiếu nại của bà với rất nhiều đơn thư gửi đi, văn bản trả lời của các cấp, nhưng đến nay công lý vẫn chưa xong

Bà Thăng bức xúc: “Việc kê biên, định giá, bán đấu giá ngôi nhà của vợ chồng tôi, chấp hành viên đã tự ý làm bất chấp đúng sai, không cần thông báo cho chủ sở hữu được biết. Chấp hành viên còn đánh lừa đương sự, báo đương sự đến UBND tham gia định giá, nhưng lại định giá ở nơi có tài sản. Chấp hành viên còn cưỡng chế giao nhà cho người duy nhất có đơn đăng ký mua nhà. Rồi ngôi nhà, lô đất cũng được bán nhưng người mua nhà không phải là người được thi hành án, giá bán lại thấp hơn giá sàn của hội đồng, gây thiệt hại cho gia đình tôi”.

Vì những việc làm sai trái, bất chấp pháp luật của Đội THA huyện Đô Lương nên bà Thăng đã đâm đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan các cấp. Năm 2003 Cục quản lý THA dân sự (Bộ Tư pháp) có công văn yêu cầu phòng THA tỉnh chỉ đạo đội THA huyện Đô Lương giải quyết vụ việc. Nhưng từ đó đến nay mọi chuyện vẫn rơi vào im lặng. Phải chăng các cơ quan công quyền đang phớt lờ tiếng kêu cứu yếu ớt của một công dân thấp cổ bé họng?

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.