| Hotline: 0983.970.780

'Siêu quái thú' Irma 'dữ' cỡ nào?

Thứ Ba 12/09/2017 , 11:10 (GMT+7)

Siêu bão Irma vừa tấn công Florida và một loạt quần đảo khu vực Ca-ri-bê là cơn bão mạnh lịch sử trên Đại Tây Dương. Biến đổi khí hậu được giới chuyên gia chỉ ra, là nguyên nhân chính khiến các cơn bão trở nên hung dữ hơn.

Ngày 11/9, ABC News đưa tin bão Irma đã hạ xuống cấp 1 và đang hướng về phía bắc, đi về hướng bang Georgia. Trước đó, Irma đã gây mưa lớn, ngập lụt ở nhiều khu vực tại Florida.

Cây cối đổ rạp trong bão Irma ở bang Florida, Mỹ

Theo báo cáo, giới chức Florida đã phải mở 573 trung tâm trú ẩn ở 64/67 hạt trên toàn bang, hỗ trợ 155.000 người. Từ 4h sáng ngày 11/9 (giờ địa phương), 4,2 triệu người ở Florida, tương đương 40% dân số, trong tình trạng bị cúp điện. Mưa bão khiến nhiều tuyến đường bị ngập nước, các ngôi nhà chìm trong biển lũ.

Tại Miami và Naples, Irma đã gây hư hại hàng nghìn ngôi nhà, biến nơi đây thành biển nước. Sân bay quốc tế Miami bị tê liệt, chí có thể hoạt động trở lại vào ngày hôm nay. Thông tin ban đầu cho biết, đã có ít nhất 5 người thiệt mạng do các tai nạn liên quan đến mưa bão gây ra. Riêng thiệt hại về tài chính, một số dự đoán có thể lên tới trên dưới 70 tỉ USD. Thiệt hại nặng nhất có thể là vùng Florida Keys, nơi Irma tràn vào từ sớm ngày Chủ Nhật 10/9, với sức gió lên tới 215km/h.

Sức mạnh của Irma, vốn trước khi vào Florida đã càn quét một loạt quần đảo Ca-ri-bê, mạnh cỡ nào?

Trang Science mô tả, Irma không phải cơn bão thông thường, mà xứng đáng được gọi là “quái thú”. Dưới tác động của các vùng nước ấm, Irma ban đầu có sức mạnh ở cấp độ 5, cao nhất trong thang đo bão của Mỹ. Ở cấp độ này, sức gió của Irma có thể đạt 252km/h. Tuy nhiên, khi tràn qua Puerto Rico, gây lở đất ở vùng quần đảo Leeward ở phí đông và nam, sức gió của Irma đo được thực tế lên tới 295km/h. Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đây là mức kỷ lục trên biển Đại Tây Dương, phía ngoài vùng vịnh Mexico và phía bắc Ca-ri-bê. Tại bờ bắc Cuba, Irma đã tạo nên những cột sóng cao tới 11m.

Đại Tây Dương đang trong mùa bão, nên việc các cơn bão mạnh như Irma xuất hiện không ngạc nhiên. Tuy nhiên, Irma trở thành cơn bão lịch sử bởi nó xuất hiện kế tiếp Harveys, cơn bão vừa tấn công bang Texas của Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa dừng lại ở đó, theo sau Irma là Jose, một cơn bão khác dự đoán cũng sẽ khiến người Mỹ phải hoảng sợ. Theo CNN, lần đầu tiên từ năm 2010, Đại Tây Dương lại mới chứng kiến 3 cơn bão hoạt động cùng thời điểm như lần này.

Theo Sicence, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các cơn bão trên thế giới ngày càng có sức tàn phá lớn là biến đổi khí hậu. Irma là một trường hợp điển hình. Trên Bloomberg, chuyên gia vật lý Geoffrey West bổ sung thêm quan điểm này khi cho biết, tình trạng hỗn loạn khí hậu trên toàn cầu đã khiến thời tiết trở nên khó đoán, các cơn bão cũng diễn biến phức tạp hơn.

Theo chuyên gia West, biến đổi khí hậu không chỉ là việc nhiệt độ toàn cầu ấm lên, mà còn gây những tác động tiêu cực khác, khiến khí hậu biến đổi thất thường. Tuy nhiên, ngay cả với việc trái đất nóng lên, thì nhiệt độ tăng ở các vùng cũng không như nhau. Ví dụ như vùng bắc cực ấm nhanh hơn so với các khu vực khác trên trái đất. Điều này vô tình khiến tạo nên các cơn luồng gió mạnh hơn. Vùng nước ở vịnh Mexico, nơi Harvey và Irma đi qua, có nhiệt độ ấm hơn 2-4 độ C so với cùng thời điểm này trong lịch sử.

Sau khi lên nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi thoả thuận khí hậu Paris, ký năm 2015. Thật vô tình khi giờ đây, Mỹ lại đang đứng trước các đợt thiên tai lớn, dồn dập như vậy. Ông Trump và chính quyền Mỹ liệu có suy nghĩ lại?

(Theo AFP, Reuters, Science)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm