| Hotline: 0983.970.780

Sinh viên dạt ra ngoại ô vì nhà trọ tăng giá

Thứ Bảy 01/09/2012 , 09:47 (GMT+7)

“Dạo này nhiều người đi tìm phòng trọ lắm, mình cứ tăng giá lên thôi, ở đây ai cũng tăng cả. Người này không ở thì có người khác nên chẳng lo bị trống phòng”.

Tháng 9 tới gần cũng là lúc một lượng lớn các sinh viên đổ về các thành phố lớn nhập học. Đây là thời điểm các chủ nhà trọ đua nhau tăng giá vì nắm được nhu cầu ở trọ của sinh viên.

Anh Phạm Minh Hải, sinh viên trường Đại học Xây dựng (Hà Nội)cho biết: ”Đến cuối tháng rồi chủ nhà mới treo biển tăng giá tiền phòng và tiền điện nước mà không báo trước khiến mình không có đủ tiền nộp cho tháng tiếp theo, nên đành phải đi tìm phòng khác rẻ hơn cho bớt tiền”.

Với các trường đại học lớn ở khu vực trung tâm Hà Nội, các nhà trọ nơi đây thường có lượng sinh viên đông và giá cao hơn so với các nơi khác.

Chất lượng nhà trọ không được cải thiện nhưng giá thì liên tục tăng

Khu vực Chùa Láng, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Kim Mã trước đây có giá trung bình là từ 1.400.000-1.800.000 đồng với phòng không khép kín và từ 1.700.000-2.500.000 đồng với phòng khép kín, nay hầu hết được các chủ nhà trọ “điều chỉnh” lên từ 100.000 đến 200.000 đồng/1 phòng.

Chị Nga (Hà Nam) đang ở trọ tại khu vực Cầu Giấy chia sẻ: “Tôi ngày nào cũng phải đi tìm nhà trọ mà chưa tìm được nơi nào ưng ý. Chỗ thì đông đúc quá phức tạp, an ninh kém, chỗ thì lại đắt quá mình không trả nổi”.

Khi được hỏi, một chủ nhà trọ tên Thanh ở Cầu Diễn - Từ Liêm cho biết: “Dạo này nhiều người đi tìm phòng trọ lắm, mình cứ tăng giá lên thôi, ở đây ai cũng tăng cả. Người này không ở thì có người khác nên chẳng lo bị trống phòng”.

Với suy nghĩ này nên các chủ nhà cứ đua nhau tăng, không chỉ là tiền nhà mà còn cả tiền điện nước vốn đã cao hơn giá quy định cả 3-4.

Giá điện ở các nhà trọ khu vực Xuân Thủy là 3.500 đồng/1 số điện nay cũng tăng lên từ 500-1000 đồng/1 số điện.

Việc giá nhà trọ ở khu vực trung tâm tăng cao khiến nhiều sinh viên đã lựa chọn giải pháp đi về các khu vực xa hơn như Bắc Thăng Long hay Hà Đông để thuê trọ, dù phải đi học bằng xe buýt xe đạp đi học để giảm chi phí sinh hoạt.

Chuyện chủ nhà trọ ép giá với sinh viên đầu năm học hầu như năm nào cũng tái diễn và có nhiều năm gây “đột biến” vì giá tăng quá cao nhưng các sinh viên vẫn phải chấp nhận và chịu thuê nhà với giá “cắt cổ” chỉ vì sợ mình không có phòng lúc nhập học.

Tuy giá phòng cao nhưng chất lượng lại luôn đối lập. Các dãy nhà trọ ngày càng xuống cấp và nhiều nơi không con an toàn vẫn được tận dụng cho thuê nhằm tăng lợi nhuận.

Cho các con đi nhập học là một niềm vui lớn của của các bậc phụ huynh nhưng với giá nhà trọ và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng thì nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn bao trùm lên bao gia đình nông thôn hiện nay.

Theo VNE

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.