| Hotline: 0983.970.780

Tâm lý trái ngược của người Việt ở Mỹ trước khi Trump nhậm chức

Thứ Năm 19/01/2017 , 07:39 (GMT+7)

Khi thời điểm nhậm chức của Donald Trump đang đến gần, một số người Việt bày tỏ lo lắng về các vấn đề xã hội và hình ảnh nước Mỹ, một số khác lại kỳ vọng lớn về một tân tổng thống cứng rắn.

tam-ly-trai-nguoc-cua-nguoi-viet-o-my-truoc-khi-trump-nham-chuc
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1. Ảnh: NYT


"Tôi rất lo lắng cho tình hình kinh tế và xã hội của Mỹ khi ông Trump nắm chính quyền. Điều tôi lo sợ nhất là tình trạng bạo lực sẽ gia tăng ở các nhóm sắc tộc thiểu số của Mỹ, nhất là người theo đạo Hồi và người nhập cư vì sự kỳ thị của ông đối với họ", James Huynh, 23 tuổi, bang California, nói với VnExpress về Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức.

Là một người đang học thạc sĩ chuyên ngành y tế công cộng, Huynh rất quan tâm đến việc ông Trump và Quốc hội Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát đang xúc tiến bãi bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe (ACA) hay còn gọi là Obamacare. Khoảng 30 triệu người Mỹ đã có bảo hiểm y tế sẽ mất quyền tiếp cận dịch vụ này, điều cậu tin rằng là quyền cơ bản của công dân.

Huynh cho biết cậu lên án những điều mà Trump thể hiện như chủ nghĩa bài ngoại, phân biệt chủng tộc, kỳ thị phụ nữ. Huynh cũng biết có nhiều nhóm chuẩn bị tổ chức biểu tình phản đối trong suốt tuần ông Trump nhậm chức và lo ngại phong trào biểu tình sẽ mạnh hơn.

Cũng có mối lo lắng tương tự, Nguyễn Hoàng Thắng, 25 tuổi, đang sống ở bang Washington, cho hay có một số vấn đề anh và bạn bè coi nó như "cơn ác mộng", đó là sự thay đổi của Obamacare và cải cách thuế. Nếu ông Trump bãi bỏ di sản này của ông Obama, hàng nghìn người, trong số 30 triệu người Mỹ mất bảo hiểm y tế, đang mang bệnh và không thể mua lại bảo hiểm. Nếu tân tổng thống cải cách thuế theo hướng giảm cho tầng lớp giàu nhất nước Mỹ, cán cân giàu nghèo trong xã hội sẽ tiếp tục tăng.

"Cá nhân tôi không ủng hộ Trump, ông kỳ thị chủng tộc, người tật nguyền, kỳ thị giới tính, chưa từng công khai giấy tờ nộp thuế, điều chưa từng xảy ra với bất kỳ ứng viên nào từ sau Thế chiến II. Tổng thống Mỹ phải là người đại diện cho toàn nước Mỹ, không phải chỉ riêng cho 1% giới giàu nhất", Thắng nói.

Với việc ông Trump lên làm tổng thống thứ 45 của Mỹ gây ra nhiều tranh cãi, Thắng cho biết có thể mọi người sẽ không gọi Mỹ là hợp chủng quốc nữa mà sẽ coi là nước Mỹ chia rẽ (Divided States of America). Cậu hy vọng Mỹ sẽ không lặp lại cuộc đại suy thoái như năm 1930, khi Mỹ có tổng thống đến từ đảng Cộng Hoà, Thượng Viện và Hạ Viện đều do đảng Cộng Hoà cầm đa số ghế.

 

Hy vọng lớn

Trái ngược với mối lo lắng này, ông William Le, bang California, cho hay nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng Tổng thống đắc cử Trump sẽ giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh vì ông là một doanh nhân thành công. 

"Chúng tôi mong rằng ông Trump sẽ thực hiện những lời hứa khi tranh cử, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đưa nước Mỹ trở lại thành một nước siêu cường", ông Le nói.

Dẫn một số sự kiện khiến mình tin tưởng vào tổng thống sắp nhậm chức, ông Le cho hay ông Trump thể hiện là một tổng tư lệnh tương lai quyết liệt, bằng việc khiến giám đốc điều hành tập đoàn vũ khí Lockheed Martin hứa sẽ cắt giảm đáng kể giá thành của tiêm kích F-35. Vào đêm ông Trump đắc cử 8/11 năm ngoái, thị trường chứng khoán New York chao đảo và tuột dốc vài nghìn điểm, nhưng nó đã tăng trở lại vào ngày hôm sau, điều đó cho thấy giới đầu tư tin tưởng vào ông Trump. 

Với việc chọn ông trùm dầu khí Rex Tillerson làm ngoại trưởng, điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, ông Trump cũng có thể khiến Mỹ mạnh lên cả về quân sự và ngoại giao, không để nước khác lấn lướt.

"Tôi cho rằng dưới chính quyền của Trump, Mỹ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, ổn định xã hội, mọi quốc gia sẽ phải tôn trọng luật pháp quốc tế", ông Le nói.

Phan Võ Trung Hiếu, hiện sống ở bang Massachusetts, bày tỏ anh mong các chính sách nới lỏng quản lý các ngành trọng yếu, cắt giảm thuế doanh nghiệp và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của ông Trump sẽ góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ, mở ra nhiều cơ hội cho Mỹ. Thị trường cổ phiếu của Mỹ gần đây cũng cho thấy sự kỳ vọng vào ông Trump, Hiếu cho hay.

Cũng thể hiện sự ủng hộ Trump, ông Nguyen Cong Chanh, bang California, cho biết ông tin rằng Tổng thống sắp nhậm chức Trump sẽ bắt tay vào thực hiện một số việc sau ngày 20/1. Đó là tăng cường hợp tác có giới hạn với Nga để đối phó với Trung Quốc, không để Bắc Kinh bành trướng chủ nghĩa bá quyền ở châu Á và Biển Đông. Ông Nguyen nêu rõ mình ủng hộ Trump vì ông có đủ bản lĩnh đối đầu với nhóm quyền lực bảo thủ của đảng Cộng hòa.

Nhắc đến quan hệ Việt - Mỹ khi ông Trump sắp trở thành tổng thống, ông Pham Quang Hung, ở Virginia, cho biết ông mong hợp tác hai nước sẽ chặt chẽ hơn, nhất là về kinh tế và giáo dục.

Miêu tả không khí trước lễ nhậm chức của ông Trump, ông William Le cho hay người Việt ở California những ngày này cũng xôn xao bàn tán ở mọi nơi, từ các quán ăn, cafe, các buổi tụ tập.

Cũng là người ủng hộ ông Trump nhưng Hà Nguyễn, bang Texas, dự báo tổng thống mới của Mỹ sẽ gặp nhiều sóng gió và chỉ trích, tuy nhiên Hà cho rằng "việc đó là điều bình thường".


Lịch trình lễ nhậm chức của Donald Trump. Đồ họa: Tiến Thành

 

(VnExpress)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm