| Hotline: 0983.970.780

Thí điểm cải cách ruộng đất ở Trung Quốc

Thứ Hai 23/12/2013 , 10:14 (GMT+7)

Tính đến nay là tròn bảy năm một số địa phương ở Trung Quốc mạnh dạn cho nông dân và giới doanh nhân chủ động kết hợp làm ăn, chia sẻ lợi ích.

Sau gần một thập niên một số địa phương ở Trung Quốc mạnh dạn cho nông dân và giới doanh nhân chủ động kết hợp làm ăn, chia sẻ lợi ích trên đất nông nghiệp đạt những thành công nhất định.

Đây là tiền đề để các nhà lãnh đạo đưa ra quyết sách mới được ví như “đợt cải cách ruộng đất mới” tại Hội nghị Trung ương 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc hồi trung tuần tháng 11 vừa qua. Dự kiến, nghị quyết mới về đất đai sẽ được công bố vào tháng 5/2014.

Bảy năm thai nghén

Tính đến nay là tròn bảy năm một số địa phương ở Trung Quốc mạnh dạn cho nông dân và giới doanh nhân chủ động kết hợp làm ăn, chia sẻ lợi ích.

Cụ thể ở đây là việc thay đổi phương thức sở hữu tư liệu sản xuất (SX) đất đai - vấn đề vốn cực kỳ nhạy cảm trong xã hội Trung Quốc lâu nay. Và nếu không có gì thay đổi thì đến năm 2015 tới, chính phủ Trung Quốc sẽ chính thức áp dụng đồng loạt chính sách đất đai mới trên quy mô toàn quốc.

Theo đó các chính sách mới cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã góp phần tạo ra một diện mạo mới cho nông thôn ra sao. Và người nông dân chân lấm tay bùn bây lâu nay đã có cuộc sống ra sao. Hai đặc phái viên chuyên nghiên cứu về các chính sách nông nghiệp vĩ mô của Trung Quốc là Wang Zhenghua tại tỉnh An Huy và He Na ở thủ đô Bắc Kinh sẽ đưa đến bạn đọc câu trả lời.

Kể từ khi doanh nhân Shi Quan tìm đến huyện Fengyang, thuộc tỉnh An Huy vào năm 2006, vị này đã ngay lập tức cảm nhận được cơ hội kinh doanh cực kỳ thuận lợi. Ông nhanh chóng nhận ra những “rào cản” mang tính hệ thống không chỉ về đất đai mà còn là cung cách SX và phân phối sản phẩm của người nông dân khá lạc hậu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến năng suất cây trồng trên đồng đất thấp. Và ông muốn làm một điều gì đó để thay đổi…


Ảnh minh họa

Ngay sau đó vị doanh nhân này đã thuyết phục được một số hộ nông dân ở làng Dawangfu, huyện Fengyang để thuê lại những mảnh đất liền nhau thành một cánh đồng có diện tích tương đối rộng. Công việc đầu tiên là cải tạo đất để trồng rau quả trong nhà lưới và hoa với mật độ thâm canh cao. Nhờ ứng dụng công nghệ SX mới từ phân bón đến giống má và phương pháp canh tác nên sản lượng cây trồng tăng tới 500% so với cách làm truyền thống của nông dân địa phương.

"Một nền nông nghiệp hiện đại thì đòi hỏi nhiều tiềm lực và thống nhất trong cung cách quản lý. Khi đất đai - tư liệu SX quan trọng nhất được giải phóng thì thành công đã cầm chắc hơn một nửa rồi”, ông Shi Quan nói.

Và đúng như vậy, ý tưởng này đã nhanh chóng được mọi người nhận ra nên chỉ trong một thời gian ngắn nhiều doanh nhân khác và những người nông dân nhanh nhạy đã “bắt chước” cách làm của “người tiên phong” Shi Quan mạnh dạn đi thuê đất dồn thửa lập điền trang. Nhiều người bỏ nhà cửa đi thuê đất cách xa hàng 500 km ở tận tây nam Thượng Hải để làm giàu bằng nghề nông.

Từ thành công có tính chất mô hình mẫu của doanh nhân Shi Quan ở tỉnh An Huy, nhiều địa phương khác của Trung Quốc cũng học làm theo, cho phép nông dân tự do trao đổi ruộng đất của mình hoặc cho người khác thuê thầu lại rồi kiếm chân lao động ngay ở đó đem lại thu nhập cao hơn trước đây họ tự làm chủ ruộng đồng.

Đến năm 2008, chính quyền huyện Fengyang chính thức thành lập Trung tâm giao dịch, chuyển nhượng đất nông nghiệp nhằm chủ trương tháo gỡ triệt để các nút thắt về tư liệu SX cho người dân và các tổ chức xã hội.

Đây được cho là giải pháp mang tính đột phá về luật đất đai để rồi ngay sau đó có nhiều địa phương khác học tập làm theo như huyện Yiwu ở Chiết Giang, huyện Pinggu ở ngoại ô Bắc Kinh và huyện Wuqing ở Thiên Tân. Đến nay sau 5 năm thành lập, những trung tâm này đã trở thành những địa chỉ thu hút nhiều nhà đầu tư trong khu vực nông nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, đóng góp lớn cho kinh tế địa phương.

Theo các chuyên gia nghiên cứu chính sách nông nghiệp Trung Quốc, việc lập trung tâm chuyển nhượng đất nông nghiệp ở chính quyền cấp huyện theo dạng hợp đồng trách nhiệm giữa bên thuê với các chủ nông hộ đã cho phép người nông dân tự do giao dịch, chuyển đổi ruộng đất được giao.

Đây là điểm tiến bộ bởi nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng đất nông nghiệp là sở hữu tập thể nên không chịu đầu tư nên năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế không đáng kể và cái chính là một nền nông nghiệp không đáp ứng được các nhu cầu thực tế, nhất là thị trường. Mặt khác, người nông dân hoạt động tương đối đơn lẻ trên những mảnh ruộng manh mún không thể đưa máy móc hay ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào được. (Còn nữa)

Báo chí Trung Quốc gọi đây là một dự thảo nghị quyết “chưa có tiền lệ” vừa trong nội dung, vừa trong cách thể hiện.

Ví dụ khi đề ra rằng “cải cách ruộng đất để cho các chủ đất cả ở nông thôn lẫn thành thị đều bình đẳng như nhau trong quyền sở hữu”, các tác giả rõ ràng muốn đột phá vào một trong những vấn nạn lớn nhất mà xã hội Trung Quốc đang phải hứng chịu từ khi cải cách: Công nhận người nông dân cũng có quyền sở hữu miếng ruộng của họ ngang với người dân thành thị, tức là nông dân sẽ không phải lo bị thu hồi đất cho các “dự án” nữa vì từ nay với luật đất đai mới (sẽ ban hành), họ cũng bình đẳng quyền sở hữu đất đai với các “chủ dự án”.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm