| Hotline: 0983.970.780

Tiêu dùng ái quốc

Thứ Năm 30/10/2014 , 08:20 (GMT+7)

Cuộc chiến lương thực giữa phương Tây và Nga đã làm dấy lên tinh thần dân tộc ở quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. 

Người dân sẵn sàng thay thế những món hàng nhập khẩu quen thuộc bằng những thứ tự sản xuất được để ủng hộ chính phủ.

Thay đổi

Chỉ một năm sau khi khai trương, nhà hàng có tiếng ở công viên Gorky, Matxcơva đã buộc phải thay đổi diện mạo và tất nhiên là cả một phần “nội dung”. Những loại hải sản có vỏ cứng như hàu, sò gần như biến mất tại các nhà hàng Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cấm nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ các quốc gia đổ lỗi cho ông gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina.

“Chúng tôi phải giải thích với thực khách rằng nhà hàng đang có thịt và cá của Nga, thay vì món hàu”, Ilya Sokhin nhún vai trong khi giới thiệu những món ăn “bình dân” hơn mới xuất hiện trong nhà hàng của anh.

Bánh nhân thịt bò, củ cải đường và bánh kếp đã thay thế món ốc sên, hải sản từng được chuyển thẳng từ Paris (Pháp) tới nhà hàng của ông chủ Sokhin.

“Chúng đổi tên nhà hàng từ quán ăn Con Hàu thành quán ăn Không Có Hàu (No Oyster Bar) để đùa một chút, nhưng tất nhiên điều này là bởi vì chúng tôi cũng bị ảnh hưởng (từ lệnh cấm vận)”, Sokhin thú nhận. “Chúng tôi phải thay đổi toàn bộ nội dung và chủ đề của nhà hàng”.

Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm là cách Nga dùng để đáp lại các lệnh cấm vận kinh tế từ phương Tây đối với họ. Nhắm tới các lĩnh vực chủ chốt của Nga, Tây Âu và Mỹ hy vọng buộc Tổng thống Putin phải “ngừng ủng hộ các nhóm ly khai” đang hoạt động ở miền đông Ukraina. Đáp trả, ông Putin áp dụng ngay một số lệnh cấm đối với chính nước Nga và cụ thể ở đây là cấm nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ phương Tây.

Mục đích là đánh vào các nhà SX lương thực, thực phẩm châu Âu mà Nga từng là một trong những thị trường chính. Nhưng tất nhiên, dân trung lưu Nga đang tăng lên nhanh chóng, cũng bị ảnh hưởng.

Dân có tiền ở Nga đã quen dùng những loại thực phẩm nhập khẩu cao cấp, nhưng những thứ như giăm bông Serrano hay pho mát Parma nhập từ Ý, đã biến mất. Chuỗi nhà hàng nổi tiếng Evrasia chuyên phục vụ shushi phải đóng cửa 15 nhà hàng ở Matxcơva do giá cá tăng cao. Còn ở vùng Murmansk, ông chủ một nhà máy chế biến cá dọa kiện chính phủ sau khi nguồn cá chính của nhà máy vốn được nhập từ Na-uy, nay đã bị cấm.

Người tiêu dùng kiên nhẫn

Trong thực tế, một cuộc thăm dò dư luận vừa được tiến hành cho thấy hầu hết người Nga tin rằng các lệnh cấm vận của phương Tây lại giúp thúc đẩy kinh tế Nga. Cứ năm người được hỏi thì có hai nói rằng họ sẽ chấp nhận những lệnh cấm khác đối với hàng hóa nhập khẩu nếu chính phủ thấy cần thiết.

Một phần lý do là bởi các giá hàng trong siêu thị vẫn không trống rỗng, chỉ có mặt hàng là thay đổi.

Tại một siêu thị lớn ở trung tâm Matxcơva, khu bơ sữa vẫn đầy hàng với những thương hiệu Edam, Gouda và Ricotta (những loại pho mát của Hà Lan và Ý) nhưng hầu hết được SX tại Nga. Những gì không SX được, Nga đã tìm cách nhập bù từ những nước ngoài EU hay Mỹ. Lệnh cấm nhập lương thực, thực phẩm cũng gây sức ép lên giá cả, nhưng không đủ để gây sức ép với chính phủ Nga.

imge002133340199
Một số loại thịt ít phổ biến do Nga tự SX nay được bày bán ở Matxcơva: thịt nai sừng tấm, đà điểu hay thịt cừu

“Người dân vẫn bình tĩnh bởi họ từng trải qua hoàn cảnh tồi tệ hơn nhiều trong quá khứ”, một chủ tiệm có tên Vladimir diễn giải về thái độ chấp nhận nghịch cảnh của người Nga. “Hồi còn là Liên Xô, nhiều người đã quen với việc thiếu hàng hóa và chuyện xếp hàng tại các cửa hàng bách hóa. Nên nếu giá có tăng và có thêm chuyện gì nữa thì người dân Nga cũng sẵn sàng”.

Trên truyền thông Nga trong thời gian này đầy các thông điệp khích lệ tinh thần ái quốc. Các chính trị gia nói “tự cấm vận” là cơ hội lớn của nền kinh tế, họ kêu gọi các nhà SX trong nước giành lại thị trường từ tay nước ngoài. Không nghi ngờ gì nữa, ngành nông nghiệp Nga đã có một cú huých. Những hội chợ nông nghiệp diễn ra trong thời điểm này mang đầy sắc màu của tinh thần ái quốc.

Tại một hội chợ như thế, khách tới sảnh chính được các cô gái đội hoa chào đón bằng những bản dân ca Nga trong khi màn hình video sau lưng họ chiếu cảnh từng con gà đã được vặt lông rơi xuống băng chuyền.

Một nhân viên bán hàng đẩy xe có những khay chất đầy thịt nai sừng tấm tới trước mặt khách. Thịt nai là mặt hàng, có lẽ để thay thế giăm bông nhập khẩu từ Ý. Một quầy hàng bán giăm bông nội gắn tấm biển “Cấm hàng phương Tây” hoặc “Để đáp lại các lệnh cấm vận”. Tuy nhiên, các nhà SX với đầu óc thực tế hơn cảnh báo rằng chuyện “Người Nga dùng thực phẩm Nga” nói dễ hơn làm.

“Năm 1991, chúng ta có khoảng 4 triệu con bò, nay chỉ có 1,5 triệu con”, một chủ trang trại gốc Ấn nhưng sinh ra ở Nga tên Matharu Singh nói. Việc tăng sản lượng thịt không phải diễn ra ngày một ngày hai cho dù các chính trị gia muốn thế. “Chúng là động vật chứ không phải là những cỗ máy”, ông nói. “Cần có thời gian”. Tất nhiên là cần thêm nhiều tiền đầu tư nữa.

imge003133340274
Tấm biển tại một hội chợ nông nghiệp viết: "Stavropol's đáp lại các lệnh cấm vận"

Pho mát vẫn là pho mát

“Chẳng ai trong chúng tôi muốn lên kế hoạch làm ăn dựa vào những lệnh cấm vận”, Andrei Danilenko, Chủ tịch Hiệp hội Bơ sữa quốc gia, nói và nhấn mạnh chẳng ai biết lệnh cấm kéo dài bao lâu. “Do vậy, câu hỏi quan trọng dành cho chính phủ là: “Các ông định làm gì tiếp theo để tăng sản lượng?”

Ông Danilenko dẫn ra một loạt những phàn nàn gồm lãi suất cao, các quy định hạn chế và “tiền sử” những lần thất hứa của chính phủ. “Có những nhà SX chưa nhận được đồng trợ giá nào trong hai năm hoặc lâu hơn thế nữa. Nhà SX bay giờ chỉ tin khi tiền đã về tài khoản ngân hàng”, ông cảnh báo.

Tuy nhiên, những người không trực tiếp SX thì không có nhiều băn khoăn như ông Danilenko. Tại hội chợ, Anna, 22 tuổi, đang thưởng thức một miếng pho mát trắng mozzarella kiểu Ý nhưng nay được SX tại Nga: “Pho mát thì vẫn là pho mát thôi. Tôi chả thấy khác nhau mấy”.

(Theo BBC)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm