| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi về loài 'quái thú' ở Vĩnh Phúc

Thứ Ba 10/03/2015 , 16:08 (GMT+7)

"Nếu loài này có mặt ở Vĩnh Phúc thì sẽ là phát hiện mang giá trị khoa học lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới"

Dù đưa ra nhiều phỏng đoán khác nhau về loài động vật do một thanh niên ở Vĩnh Phúc đưa lên mạng, nhưng giới khoa học đều khẳng định loài này mang giá trị khoa học cao và không có ở Việt Nam.
 
"Nếu loài này có mặt ở Vĩnh Phúc thì sẽ là phát hiện mang giá trị khoa học lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới", PGS TS Nguyễn Lân Hùng Sơn, Phó trưởng khoa sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh.

Cho rằng qua ảnh rất khó biết đây là loài nào, nhưng vị chuyên gia trên phỏng đoán con vật có thể là loài sa giông Trung Quốc Andrias davidianus (tên tiếng anh là Chinese Giant Salamander). Chúng có thể dài tới 1,8 mét, nặng 50 kg, thường phân bố ở phía trung miền đông Trung Quốc. Số lượng loài ngoài tự nhiên đang giảm mạnh do săn bắt và nơi sống thu hẹp, nên trong danh mục của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), chúng được xếp vào hàng cực kỳ nguy cấp, cấm sử dụng và khai thác.

ca1-7610-1425960329.jpg
Hình ảnh loài "quái vật" do thanh niên Tùng đưa lên Facebook gây xôn xao cộng đồng những ngày qua. 

Trong khi đó, tiến sĩ Lê Xuân Cảnh, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật cho rằng, đó là loài cá cóc Nhật Bản. Ông Nguyễn Thiên Tạo, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cũng đồng ý kiến với tiến sĩ Cảnh. "Loài này có thể được nuôi hoặc sang Việt Nam qua con đường buôn bán sinh vật", ông Tạo cho hay.

Chuyên gia về động vật, tiến sĩ Hà Đình Đức nhận định, "quái vật" ở Vĩnh Phúc là loài lưỡng cư có đuôi, gọi là sa giông hay cá cóc, nhưng chúng không phân bố ở Việt Nam. "Tại Việt Nam, loài cá cóc thường sống ở vùng núi Tam Đảo, Tân Sơn nhưng nó rất nhỏ. Kích thước như con vật trong bức ảnh thì chưa từng thấy ở Việt Nam và có thể đây là loài sa giông Nhật Bản. Loài này có chiều dài 1,5 đến 1,8 mét", ông Đức nói.

Trái ngược các ý kiến trên, một số chuyên gia khác cho rằng đây là loài cá cóc Tam Đảo, một loài đặc hữu ở Việt Nam. "Loài này từng xuất hiện nhiều nhưng hiện số lượng đã giảm gần hết. Chúng thường sống ở các sông suối", một chuyên gia nói.

Trước đó, Phan Thanh Tùng (25 tuổi, ở Vĩnh Phúc) đăng lên Facebook hình ảnh con vật có kích thước lớn, cho biết bắt được ở ao gần nhà và không biết là con gì. Tuy nhiên, khi bị lực lượng kiểm lâm và công an triệu tập điều tra thì thanh niên này khai tải bức ảnh trên mạng về chứ kỳ thực không có.

Trao đổi với VnExpress sáng 10/3, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đang phối hợp với công an tìm nguồn gốc con vật. Nhiều bức ảnh đã được in ra để gửi tới mọi người, trong đó điểm nhấn là nền gạch để tìm con vật mà Phan Thanh Tùng đưa lên mạng.

"Chúng tôi đã tham khảo các chuyên gia, khai thác tài liệu từ cơ quan CITES, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật thì được biết đó là loài cá cóc Nhật Bản. Loài cá cóc Tam Đảo không có trọng lượng hay kích thước như loài này", vị lãnh đạo nói.

 

(VnExpress)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm